You are not connected. Please login or register

100 Truyện hay cực ngắn - nhiều tác giả

2 posters

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Go down  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 5 trang]

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

76.
Chết trên đường chạy
Nhật Thăng
 

Ở ban công gác ba, vòm trời vòng cung, thoáng đãng, Điển chạy mãi, chạy mãi mà không hề di chuyển. Những giọt nước mắt từ từ lăn xuống gò má. Điển vẫn chạy tại chỗ, anh nhớ bố anh.
 
Thật may cho Điển hôm ấy vừa về tới nhà, có người đến báo tin:
 
- Ông cụ sắp mất!
 
 “Bố chết!”, hai tiếng ấy làm cho Điển bủn rủn cả người. Anh phóng xe ngay đến nhà bố anh. Ông cụ to lớn, chỉ riêng khuôn mặt da mồi, tóp đi đôi chút, còn toàn thân vẫn đẫy đà, đang nằm lịm trên giường. Biết anh đến, cụ mở mắt, mấp máy môi:
 
 - Điển con!
 
- Con vừa từ Sài Gòn ra, con vừa về tới đây. – Điển ôm lấy bố anh nói.
 
Như cây lá đang héo, được tưới đẫm nước, sự gặp mặt đứa con duy nhất còn lại, làm cho bố Điển tươi tỉnh hẳn.
 
Chiều hôm sau, Điển nghỉ việc để chăm sóc bố. Khi bước vào nhà, Điển ngạc nhiên thấy bố anh giống như thường ngày, đang ngồi trên giường xoa chân xoa tay, bấm huyệt. “Bố vực dậy được rồi”, một ý nghĩ reo lên trong đầu óc Điển.
 
 Bố Điển đã từng vào sinh ra tử, đã ngồi tù đế quốc bấy nhiêu năm, ăn ở thất thường, thiếu thốn, căng thẳng, đã để lại trong người bố anh đủ thứ bệnh tật. Bố Điển quyết tâm “trị bệnh như đánh giặc” thoạt đầu ông bỏ dần các thứ bia, rượu, thuốc lá… rồi tập luyện… tập luyện kiên trì…
 
Buổi chiều tiếp sau đó, bố Điển ăn được vài thìa cháo, cụ nằm thở nhè nhẹ, mắt nhắm, tay chân đôi lúc quờ quạng như đang trong trạng thái hôn mê. Đến tối bố Điển tỉnh hẳn, nói mấy câu thều thào không ai nghe rõ, đòi ngồi dậy đại tiện, nhưng cũng không đại tiện. Cụ nằm xuống, thở hắt ra nhẹ nhàng rồi lịm hẳn.
 
Điển vuốt mắt, xé vài màn buộc hai ngón chân cái, hai ngón tay vào nhau cho bố anh. Bố Điển chết đột ngột quá, đến nỗi mắt anh cứ ráo hoảnh.
 
Và vào giây phút nghiêm trọng nhất ấy trong cuộc đời của Điển, không hiểu sao Điển lại nhớ tới Tôm Xmít.
 
Hôm ấy, đúng hẹn – 5 giờ sang, Điển chờ Tôm Hải Phòng.
 
Tôm dừng xe mở cửa bước ra, nhìn đồng hồ đã 6 giờ 25, nói:
 
- Xin lỗi! Tôi bị trễ. Sáng nay tôi chạy từ HIFAB (trại Thụy Điển) xuống Cầu Giấy, vòng quanh công viên Thủ Lệ rồi trở về trại khoảng 5-6 ki-lô-mét.
 
Khi cả hai đã ngồi vào xe, Tôm nói:
 
- Tôi năm nay đã 64 tuổi, nhưng dù ở đâu: Tôkiô, Môdămbích, Bangkok hay Hà Nội, sáng ra tôi đều phải chạy từ 5-10 ki-lô-mét. Tôi là một vận động viên điền kinh nghiệp dư. Tôi sẽ chết trên đường chạy.
 
Nhìn Tôm cao khỏe, nhanh nhẹn, đang cầm vô lăng cho chiếc xe Toyota chạy vun vút trên đường, Điển hoàn toàn tin như vậy.
 
Bây giờ bố Điển nằm đó, một bà hàng xóm thân tình chạy sang, khóc nức lên một hồi, rồi nói:
 
- Cụ sống thanh thản, rồi cụ đi, đẹp quá như một vị tiên.
 
Giống hoàn toàn như một chiếc lá lớn lành lặn, chin vàng rồi rụng xuống, bố Điển nằm đó hồng hào đẫy đà, nhắm mắt như ngủ.
 
Điển quyết định đốt pháo khi chuyển linh cữu ra khỏi nhà, để mừng thọ bố anh đã ngoài 85 tuổi, mừng một vận động viên nghiệp dư đã “chết trên đường chạy”.
  
**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

77.
Trong im lặng
Võ Nhật Thăng


Tứ ở trong ngõ, căn phòng nhỏ nhìn ra một cái hồ nhỏ. Mặt trời buổi sáng, buổi chiều đỏ ửng soi mình vào đáy nước, nhưng Tứ ít khi để ý đến sự làm dáng của nó. Nhà Tứ không rộng, nhưng ít người, chị cả lấy chổng muộn đã ra ở riêng, em trai đang ở trong quân đội. Mẹ Tứ sống một mình ở quê, bà thích nuôi gà, trồng cây. Từ độ bố Tứ mất, các con không ai thuyết phục được mẹ ra Hà Nội ở.

Tứ quen thuộc và rất thích sự vắng vẻ, tĩnh mịch trong cái ngõ nhỏ của anh, thích sự im lặng gần như tuyệt đối, nhất là về đem khi gió từ phía hồ lùa qua cửa sổ, thổi những trang giấy mỏng trên bàn va lanh tanh vào nhau.

Một hôm, trời đã tối, Tứ dắt xe đạp vào nhà, anh bật đèn thấy ở góc bàn gần cửa sổ một chiếc phong bì có hình chiếc máy bay màu xanh. Người đưa thư ném qua khe cửa cho anh. Tứ cầm xem, tò mò như có sự nhầm lẫn.

Người gửi: Vũ Kiều Oanh,

…Bắc Thái.

Mình không quen ai ở Bắc Thái, Tứ lẩm nhẩm một mình, nhưng người nhận đúng là tên anh: Nguyễn Huy Tứ…

Tứ nhìn kiểu nét chữ tròn, đều đặn, có chút bay bướm, Kiều Oanh – tên gọi gợi cảm.

Sau một phút do dự, anh bóc thư xem:

“Kính gửi bác Tứ!

Cháu đang làm thiết kế tốt nghiệp, cháu muốn vận dụng lý thuyết xác suất để giải quyết vấn đề theo cách lựa chọn tối ưu. Cháu đọ cuốn sách của bác viết, phần đầu cháu hiểu được, nhưng những chương sau nhiều chỗ phức tạp quá. Sang thu, cháu sẽ về thực tập tốt nghiệp ở Hà Nội, cháu sẽ tìm gặp bác, cháu biết địa chỉ của bác qua Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

Cháu mong được sự giúp đỡ của bác, cháu hứa trước sẽ không phiền bác nhiều”.

Tối đó, Tứ đi ngủ sớm hơn thường ngày. Mãi khuya, anh mới chợp mắt được. Những nét chữ tròn, bay bướm của cô sinh viên nào đó cứ như tinh nghịch nhìn anh: “Cháu sẽ tìm gặp bác”.

Rồi vào một buổi chiều cuối thu, một cô gái dáng thon thả, nhanh nhẹn, đôi mắt kiên nghị đứng hồi lâu phân vân, chắc là ngôi nhà này vắng vẻ quá, mãi cô mới gõ cửa vào lộc cộc.

Một cánh cửa gỗ ken két mở ra. Cô gái ngạc nhiên nhìn Tứ:

- Anh cho em hỏi bác Nguyễn Huy Tứ tác giả cuốn Lý thuyết xác suất.

Tứ đứng lặng một lúc rồi mới thốt lên:

- Tôi là Tứ đây.

Cô gái mắc cỡ, mặt chín đi. Trong im lặng, một chiếc lá bàng cũng chín đỏ, rơi như đậu xuống bãi cỏ xanh ven hồ.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

78.
Tàu đi Hòn Gai
Nguyễn Quang Thân


Tàu của những người nghèo.

Những tâm trạng và nỗi buồn không có cách gột bỏ nào rẻ tiền và dễ dàng hơn là rải nó dọc một tuyến đường biển dài, khi tiếng xế địp lục bục đẩy anh xê dịch chỉ 4 hải lý một giờ đi sâu mãi vào cái hư ảo của Hạ Long.

Ngồi đối diện với tôi là người đàn ông luống tuổi, tóc bạc một cách cục cằn. Những đường nhăn không quy luật khó đoán định kẻ lên bộ mặt xạm đen vì nắng gió. Ông bảo ra Trà Cổ “tìm thằng con bất hiếu”. Nó về xin ông chia gia tài để cấp vốn cho con vợ đi buôn hàng Trung Quốc. Ông từ chối. Nó đào trộm nền nhà, cuỗm sạch của ông số vàng dưỡng lão. “Năm cây vàng của tôi chứ có ít ỏi gì” – Ông nói.

Bên cạnh tôi là một bà mù, đi với đứa con út đang ngủ gà ngủ gật. Bà còn trẻ, mắt mở to như mắt người sáng, nét mặt không một nếp nhăn và bình thản. Không thể tưởng tượng được đôi mắt ấy không còn nhận được ánh sáng, và mặt biểu chiều rực rỡ trên vịnh Hạ Long đối với bà chỉ còn là đêm tối mênh mông. Bà chăm chú nghe chuyện của chúng tôi theo cung cách và điệu bộ của người mù, sự chăm chú của toàn bộ cơ thể. Bà nói : “Thưa các ông, mỗi cây mỗi hoa mới gọi là đời. Tôi xin kể các ông nghe một chuyện mắt thấy tai nghe từ thời tôi còn nhỏ… - Bà hướng về người đàn ông – Xin ông đừng buồn, thiên hạ còn có người bất hiếu hơn thằng con ông”.

Câu nói như an ủi được phần nào người cha đau khổ, ông nghiêng người ra phía trước, lắng nghe. Người đàn bà mù kể:

- Hồi lên mười, mắt tôi còn sáng. Cạnh nhà tôi có một bà cụ mù. Bà góa chồng từ lúc còn trẻ nhưng ở vậy nuôi con. Rồi bị một cơn thiên đầu thống thế là mù hẳn. Anh con trai cưới vợ. Cả xóm nghèo ai cũng có tiền mừng, mọi người tự đặt vào bàn tay bà cụ. Ở chỗ tôi những người sáng mắt cũng còn chật vật lắm mới kiếm được miếng ăn, huống gì bà. Cưới được nàng dâu tốt nết, chắc đời bà đỡ khổ. Nhưng có ai ngờ anh con! Sau ngày anh có vợ, người ta đã xì xầm về anh những chuyện tày trời. Thế rồi một hôm, sang nhà con bạn chơi, tôi thấy nó đang chúi mũi vào một lỗ thủng trên vách đất, nhìn sang gian nhà của bà cụ mù. Nó vẫy tay tôi lại. Các chư ông có biết tôi nhìn thấy chuyện gì không? Cả nhà bà cụ đang ngồi bên mâm cơm.

Trên mâm có một đĩa rau luộc, một đĩa thịt kho vàng. Bà cụ ngồi nhai cơm. Anh con trai đang bặm môi dùng hai chiếc đũa đẩy đĩa thịt về phía vợ. Còn chị con dâu, mặt đỏ bừng vì xấu hổ, chống lại chồng bằng cách lấy đũa đẩy cái đĩa sang phía mẹ chồng. Cả hai giằng co nhau trên cái mâm, trong im lặng. Chỉ còn nghe tiếng nhai trệu trạo của bà mẹ. Lúc đó tôi nghĩ bà không biết gì. Trước mắt bà chỉ là đêm tối, như trước mắt tôi bây giờ cũng chỉ là đêm tối… Cầu trời cho các chư ông đừng bao giờ phải nhìn thấy cái cảnh tôi nhìn thấy đó. Hai năm sau, bà mẹ treo cổ tự vẫn ngay trong nhà, chị con dâu đẻ được một đứa con trai thì ôm con về nhà mẹ. Nhưng anh con trai lại làm ăn tấn tới, mua được nhà khác và dọn đi. Giờ đây, khi đã bị mù, tôi mới biết là mình đã nhầm. Người mù nhìn thấy mọi thứ trong bóng đêm!

Người đàn ông nức to lên một tiếng. Mặt ông tái xám đi trong nắng chiều. Tôi nghĩ là câu chuyện đau buồn kia đã chạm đến vết thương lòng của ông. Tôi đưa ông lọ dầu gió: “Bác khó ở?...”. Ông xua tay rồi đứng dậy, bước tới phía mũi tàu. Đôi vai to bè oằn xuống trên tấm lưng mềm nhũn như không còn cột sống chống đỡ. Tôi bỗng nghĩ đến cái chết của bà mẹ mù trong câu chuyện đang làm tôi run cả người lên. Đàn ông cũng chẳng cứng rắn gì hơn đàn bà. Trên đường ra vịnh đã có bao nhiêu cuộc đời tìm cách tự giải thoát vào làn nước xanh thẫm này. Tôi quả quyết đứng dậy, đi theo người đàn ông. Ông đã ngồi xuống đống dây chão trên lỗ neo. Tôi bước lại gần, cố nghĩ cách làm ông khuây khỏa: “Ngày mai mới có tàu ra Trà Cổ. Nhà tôi ở gần núi Bài Thơ, nếu tiện xin mời bác…”.

Người bạn đường nhìn tôi với đôi mắt biết ơn. Nhưng một khoảng trống mênh mông hiện ra trong mắt ông, trong cái nhìn mà tôi không thể nào mô tả nổi, một nỗi xót xa, ân hận hay thứ tình cảm gì gần như thế đang làm đôi đồng tử măt ông to ra, như ông đang hấp hối. Linh tính mách bảo tôi một điều: người đàn ông này phải nói câu gì đó với tôi hay bất kỳ ai khác. Nếu không ông sẽ gục xuống. Tôi đã không nhầm. Ông nói:

- Cám ơn ông. Nhưng tôi không ra Trà Cổ làm gì nữa. Tôi thế là đáng đời. Ông biết không, tôi đã nhận ra bà mù ấy. Bốn mươi năm trước bà ta là cô bé hàng xóm của hai mẹ con tôi.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

79.
Giấc mơ
Nguyễn Khắc Thao


Phải đi thôi. Mình đã hẹn Lan chiều sẽ trở lại trường.

Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn 8-3, Lan không về được nên nhờ tôi mang giúp các thứ gia đình dặn mua cho ngày giỗ họ. Tôi nhảy xe khách sang đây, hăm hở cuốc bộ hơn hai cây số đường đồng. Trong bữa cỗ trưa, cũng hăm hở như vậy, tôi nâng cốc chúc tụng gia chủ. Bố Lan cũng là bố của Hồng. Em lướt đi giữa các dãy bàn đông nghẹt người, tíu tít bê mâm, tiếp rượu. Ánh mắt thăm thẳm, nụ cười tinh nghịch như chỉ dành cho tôi. Khi tan hơi rượu thì bữa tối cũng đã sắp sẵn. Rửa mặt bằng chậu nước ấm Hồng bưng lên, tôi đành ngồi vào mâm lần nữa “khỏi các cụ trách”. Rượu vào, thơ phú tuôn ra. Mọi người lắng nghe tôi, xuýt xoa. Và Hồng cách một dãy bạn, ngồi bó gối nhìn tôi đăm đắm.

Nhưng mình không được lỡ hẹn với Lan.

Đầu nhẹ hẫng, tôi nhấc người khỏi ghế, cài lại ống tay áo phủ lên vòng xích bằng thép không gỉ, vật bất ly thân phòng bất trắc mỗi lần đi xa. 21 giờ có chuyến xe cuối ngày. Gấp lên thì kịp. Tôi chạy gằn theo đường làng. Cây đa đầu xóm đây rồi. Bóng đen trùm khắp. Tôi căng mắt ra tìm lối đặt chân giữa hai thửa ruộng. Tối bưng. Giá mà… Kia rồi, có hai bóng người với ánh đèn phía trước, tỏa hai quầng sáng.

“Cho nhờ với” – Tôi rảo bước. Như trêu ngươi, khoảng cách giữa tôi và quầng sáng xa them. “Chờ với” – Tôi chạy. Quầng sáng cũng chấp chới lay động. Mệt quá, tôi chậm lại. Quầng sáng cũng chựng lại. Người tôi nhẹ lâng lâng.

Một cái vấp nhẹ. Tôi cố rướn mắt. Trời, ngay trước mặt là làn nước phẳng lặng, trắng nhờ. Bên kia, hai quầng sáng đứng im phắc như ngăn, như dọa. Tôi chực xắn áo. Nhưng khoảng đêm sâu hút, vòng xích thép trên tay mình chỉ là trò trẻ! Tôi bốc đất, vung tay ném đại. Mặt nước bỗng vỡ ra trong chuỗi cười lanh lảnh. Tôi quay người vùng chạy, hai chân nặng như treo đá cứ ríu vào nhau…

… Tôi choàng dậy. Ngoài sân, trong nhà, đèn bão sáng choang. Mọi người vẫn quây quần trò chuyện.

- “Ngày xưa, có hai chị em nhà nọ, cha mẹ mất sớm, đùm bọc, quấn quýt nhau như hình với bóng. Một ngày kia, trớ trêu, họ cùng thầm yêu thương một chàng trai. Giữ vẹn tình chị em, cả hai đã ra đầm. Và trầm mình. Từ đó, đầm nước trở nên trong vắt và không bao giờ vơi. Đã có không ít kẻ bị chết đuối…”.

- “Chà. Mấy thằng bị dìm chết nghĩ cũng đáng đời. Rặt quân bạc ác. Còn người tử tế, đêm tối trời lạc giữa cánh đồng thường gặp hai vầng sáng trên mặt đầm kia nên kịp quay lui… Các cụ bảo: hai chị em nhà nọ soi đường cứu người đáng cứu…”.

Một chuỗi cười trong trẻo cất lên cắt ngang câu chuyện. Giọng cười của em.

Sáng sau, theo chỉ dẫn, tôi ra đầm Và. Tôi men theo bờ ruộng chất đầy rạ ướt. Đây rồi, làn nước tràn trề, trong vắt. Chợt tôi chết lặng. Hằn rõ trên mặt ruộng là một vệt bước chân xiên vẹo, từ rìa đầm hướng về phía làng.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

80.
Anh hai
Lỹ Thanh Thảo


- Ăn thêm cái nữa đi con! - Người đàn bà giàu sang bảo con.

- Ngán quá, con không ăn đâu! - Ðứa con cằn nhằn, từ chối.

- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe hơi rơi xuống đường, xát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh kem nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, con bé gái nuốt nước miếng bảo thằng bé trai:

- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Ðứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó thổi làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.

- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

81.
Tiếng gõ cửa
Nguyễn Đức Thiện

Cọc. Cọc. Cọc…

Ai gõ cửa đó? Có ai đâu nào. Tiếng gõ cửa nhà kế bên đó mà. Tiếng gõ cửa nhà mình thế nào nhỉ? Lâu lắm rồi chẳng được nghe.

Ngày xưa, ngày nào chẳng có tiếng gõ cửa. Sau đó là bạn bè ùa vào nhà. Nào hoa. Nào bánh, kẹo, nào tiếng cười râm ran… Những ngày đó, với Hạnh, giống như đang sống trên thiên đường. Hạnh có một chiếc máy nghe nhạc loại tốt. Bạn bè đến là mở nhạc ra nhảy. Những điệu nhảy rung chuyển sàn nhà. Thế mà đã nhiều năm rồi, bẵng đi…

Kể từ hôm có người đến gõ cửa, mà người đến không phải là bạn bè. Đó là một người đàn ông hào hoa, phong nhã, có tài. Anh ấy ngồi ở cái ghế salon kia, cái miệng có cặp môi mỏng, mái tóc bạc sớm đượm phong sương. Anh ấy thả mình ra với những câu thơ đứt đoạn. Những câu thơ ngắn, như ném vào trời đất những tuyên ngôn. Đó là người bạn từ thuở học trò, cái thuở ngồi gần nhau một chút đã nóng ran người. Còn bây giờ, cả hai, chỉ còn lại mọt chút nghĩa xưa. Anh ấy đến và thơ đến. Anh ấy bảo, chẳng ai hiều thơ anh ấy cả, kể cả người làm thơ gần anh ấy nhất. Ơ kìa, có gì đâu mà khó hiểu. Hạnh có thấy gì là khó hiểu đâu. Ngày xưa Adam và Eva chỉ phạm tội với Chúa chứ đâu có phạm tội với người. Bây giờ con cháu người lớp lớp như tổ tông thì có gì đâu mà khó hiểu (?).

Anh ấy vừa gõ cửa và bước vào nhà. Anh ấy ngồi ở ghế và đọc thơ. Những vần thơ cô đơn đang ráng tìm nơi đồng điệu. Hạnh nghe. Không bình, không bàn, không khen, không chê, mặc anh muốn đọc đến bao giờ thì đọc. Cảm xúc cồn lên song Hạnh chẳng thể làm gì hơn. Sao lạ thế nhỉ? Người ta bảo khi hai tâm hồn đồng điệu thì không biết sẽ có chuyện gì xảy ra. Đằng này nó chẳng xảy ra một cái gì hết. Hạnh cứ nghe và anh cứ đọc. Rồi đi…

Rồi đi. Anh ấy đi thực. Lâu lắm rồi không trở lại! Nghe nói, anh không làm thơ nữa thì phải. Là nghe vậy. Có ai quan tâm gì đến anh đâu. Có lẽ cả Hạnh cũng chẳng quan tâm. Nhưng Hạnh biết, anh đã ngồi trên cái ghế salon kia đọc thơ suốt năm năm trời. Năm năm trời đủ để cho lũ bạn nồng nhiệt của Hạnh tạo ra những căn nhà riêng với trăm thứ trách nhiệm trong một gia đình. Nên với họ, Hạnh cũng thành lãng quên…

Anh ấy đi thực, không quay trở lại. Chẳng còn ai gõ cửa nhà Hạnh vào buổi tối nữa. Hạnh quên ngay tiếng kêu cánh cửa nhà mình. Nhưng có một điều Hạnh rất rõ là: chiều nào vào giờ đó, Hạnh cũng mường tượng đến tiếng gõ cửa. Tiếng gõ cửa của người làm thơ bao giờ cũng thế, nhẹ thôi, như giọt mưa xuân rớt xuống mái nhà, như ngọn gió đơn côi thoáng qua ô cửa…

Cọc. Coc. Cọc…

Ai gõ cửa đó. Nào có ai đâu? Nhưng xin anh, đừng mang những vần thơ cô đơn đi gõ cửa nơi nào.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

82.
Lạc đề
Nguyễn Thị Bích Thủy


“Bà như quả chín ngọt rồi

Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng”.

Em hãy hình dung và tả lại hình dáng, tính tình người bà kính yêu của em.

Trong trí óc non nớt của Thu, bà nội chỉ còn là cái bóng mờ mờ mà mỗi khi nhớ tới, Thu có cảm giác một bàn tay mềm mại vỗ vỗ vào lưng, khi nửa thức, nửa mơ…

“Bà đã về quê từ năm em còn bé tý. Em lớn lên mà không có bà, cho tới một hôm nghe bố mẹ bàn nhau về quê đón bà lên, em mừng lắm. Em sẽ được khoe với các bạn, bà của em hiền như các bà tiên trong truyện cổ tích. Ngày hôm ấy lại được nghỉ, không phải đi mẫu giáo, em chạy nhảy tung tăng khắp nhà, hát ca luôn miệng. Em quét dọn căn phòng bỏ trống thật sạch sẽ, thay chiếu, trải nệm sẵn cho bà. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng xe đỗ. Không phải bà, nhiều người cũng muốn gặp bà, tới đợi cùng em. Nhà mỗi ngày mỗi đông thêm. Em đi ra đi vào bồn chồn ngóng đợi bố mẹ đưa bà về sớm.

Một chiếc ô tô to tướng sơn màu xanh đỏ sặc sỡ, xịch đỗ trước cửa nhà. Mọi người ùa ra vây quanh chiếc xe. Em còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì đã nghe tiếng bố:

- Thu ơi, bà đã về với con đây này!

Giữa vòng người đông nghịt, bố em khom lưng, cúi đầu từ trên xe bước xuống. Bố đang đỡ bà xuống đấy mà! Bà như thế nào nhỉ? Trống ngực em đập thình thình. Em rẽ đám đông, lách vội vào, vòng người xê dịch, giãn ra nhường cho em lối nhỏ…

Bố giơ hai tay ôm gọn em vào lòng. Giữa sàn xe, một chiếc hòm gỗ sơn đỏ nằm sóng sượt”.

- Bài của em lạc đề rồi!

Thu giật bắn mình, trống ngực đập thình thình, cúi gầm trên trang giấy.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

83.
Sự thật
Khuất Quang Thụy


Thảo, con gái của người bạn chiến đấu của chúng tôi đột ngột vào thăm đơn vị. Tôi ngạc nhiên đứng trước một cô gái xinh đẹp. “Năm nay cháu ra trường nên quyết định vào thăm các chú và thăm mộ bố cháu. Sang năm làm cô giáo rồi, có lẽ cháu khó mà có thể vào được”.

Tôi quyết định mời ba anh bạn cùng đơn vị năm xưa tới để cùng đưa Thảo lên Kon Tum thăm mộ cha. Ba anh bạn tôi giờ đều đã công tác ở những cơ quan khác nhau trong các tỉnh miền Trung. Họ đều là những quý ông có cương vị xã hội cả rồi. Thôi, thế cũng là mừng cho những thằng còn sống sót sau chiến tranh.

Sau buổi đưa cháu Thảo lên thăm mộ, tất cả kéo nhau về Sở chỉ huy của sư đoàn chúng tôi để “nhậu một bữa cho đã”. Phải nói là chúng tôi đã uống khá nhiều. Cháu Thảo xin phép đi nghỉ trước, có lẽ cháu muốn cho bộ tứ chúng tôi được tự do hàn huyên.

- Nào – Lung hăng hái rót đầy cả bốn ly – Chén này chúng ta uống mừng thằng Nền đã có con gái làm cô giáo.

- Chén này cho cái chân thằng Quảng – Lung lấy cái môi gõ cồm cộp vào cái chân gỗ của thằng Quảng – rồi ngửa cổ dốc cạn chén rượu.

- Chén này… cho cái lon đại tá của thằng Vinh!... Mẹ kiếp… Đại tá là to lắm rồi đó mầy…

Lung bắt đầu say. Hắn nói lảm nhảm những gì về cái lon của tôi. Rồi, hắn loạng choạn đứng dậy, đột ngột chỉ vào mặt tôi…

- Này… Tao nói cho biết… chúng bay… chúng mày… là một bọn dối trá… Dối trá hết! Mẹ… tao hỏi, sáng nay mày… mày… hợ… mày khóc cáu gì… hả… Khóc cái gì…? Khóc cái… bi đông… với… với cái bao đạn… đẫm máu của thằng Nền hả. Hơ…hơ! Mày khóc cái… bi đông nhé… Có cái đếch gì dưới đó đâu hả? Thằng… mày biết… mày cũng biết… cả mày nữa… mày cũng biết. Còn tao… tao thế nào nhỉ? Tao… tao cũng biết… Thế mà sáng nay… Mẹ khỉ… Tất cả chúng bay… đều … đều khóc… Đồ khỉ!... cho nên con bé… nó mới… khóc tu lên… Khóc! Khóc cái gì? Khóc… cái bi đông hả? Cả tao nữa… tao cũng…ừ mà sao tao cũng khóc nhỉ? Tại sao không nói cho con bé biết tất cả sự thật? Hả? Tại sao… chúng mày… chúng ta… phải dối trá cơ chứ. Nó… nó không… không còn gì… Cả một quả… 105 ly…không còn gì… Chúng mày… chôn cái bi đông… cái bao đạn… Ha ha… thế mà…

Tôi còn tỉnh táo hơn cả, hốt hoảng nhìn xung quanh rồi nhảy sang túm lấy Lung.

- Mày say rồi!

- Say… Tao cóc… say! Tao nói… nói sự thật… Tao sẽ nói… Sẽ kêu lên…

Sợ nó kêu lên thật tôi vội đẩy nó vào nhà vệ sinh chốt cửa lại, nhưng Lung vẫn la lên oai oái:

- Tao… tao phải nói sự thật… Không… không có mẹ gì… hết… không còn gì hết… Dưới đó không có gì… không có thằng Nền… chỉ có cái… cái bi đông.

Tôi dúi nó vào la-va-bô, xối nước vào đầu nó. Nó rên lên òng ọc, rồi nó nôn. Nôn thốc nôn tháo. Tôi bỏ nó đó rồi trở ra, chốt chặt cửa nhà vệ sinh từ bên ngoài.

Đám tiệc thế là tàn. Nửa giờ sau, nghe tiếng đấm cửa. Tôi vội mở cửa buồng vệ sinh. Lung đã tỉnh rượu… mặt mày tái mét, tóc tai xõa xượi.

- Tao say quá! Tao… tao đã nói bậy phải không?

- Không… - Tôi lạnh lùng nói – Mày không nói bậy. Mày chỉ nói sự thật.

Lung ngơ ngác nhìn ba chúng tôi.

- Sự thật! Sự thật nào vậy?

- Sự thật là… Là mộ thằng Nền không có gì hết. Chỉ có cái bi đông và cái bao đạn đẫm máu.

- Trời ơi! Tao… Ttao đã nói thế hả? Vậy… vậy con bé có…

- Cũng may, lúc đó nó đã đi nghỉ rồi.

Lung ngã phịch xuống ghế.

- Sao mà tao lại… ngu ngốc thế nhỉ? Ờ… sự thật! Sự thật cái cóc khô gì? Ai cần đến cái sự thật ấy kia chứ?

Tôi vội xua tay:

- Thôi! Tất cả không nói đến điều đó nữa. Con Thảo nó sắp trở dậy rồi đấy.

Buổi chiều, tôi lấy xe ôtô đưa Thảo xuống Quy Nhơn để đi tàu. Các chiến hữu của tôi đưa tiễn một đoạn rồi chia tay, mỗi đứa lại một phương. Tối hôm đó, khi Thảo lên tàu rồi, tôi mới thở phào quay về đơn vị. Bốn năm trước đây, tôi đã phải vất vả lắm mới thuyết phục được người vợ góa bụa của Nền để không bốc mộ Nền về quê trước khi cô ấy đi bước nữa. Lần này Thảo vào, tôi đã lo đến cái sự ấy. Nay thế là mọi việc đã trót lọt cả.

Một tuần lễ sau tôi nhận được thư của Thảo. Thư viết:

Chú Vinh kính mến!

Các chú đừng buồn khi cháu nói ra điều này… Cháu đã biết được sự thật. Hôm đó cháu không đi nghỉ mà đứng ngắm hoa ngoài vườn. Cháu đã nghe được những lời của chú Lung nói trong lúc say. Lúc đầu… cháu đã bị xốc. Cháu đã định xông ra. Nhưng rồi, cháu đã ghìm nén được. Dù sao, cháu cũng đã trưởng thành. Cháu đã đủ từng trải để hiểu rằng, không phải sự thật nào cũng cần phải nói ra và không phải sự dối trá nào cũng hoàn toàn là xấu xa.

Và, có một sự thật lớn hơn tất cả những điều ấy. Đó là, bố cháu quả thực đã hy sinh trên vùng đất cao nguyên ấy và các chú quả thực là những người bạn tốt, những chiến hữu trung thành của bố cháu. Các chú mãi là niềm tin cậy của cháu.

Tái bút: Nếu chú thấy rằng sự thật này không cần nói với các chú khác, nhất là chú Lung thì chú cứ im lặng. Hãy để các chú ấy tin rằng cháu chưa biết gì cả. Như thế, có lẽ các chú ấy sẽ cảm thấy yên lòng hơn.

Cháu Phương Thảo”.

**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

84.
Thằng hát rong
Quỳnh Trang


Chiếc ô tô đưa tôi từ Hải Hậu về thành phố. Lắc lư. Nắng chao đảo xuyên vào ô cửa kính. Tay nó ẵm một đứa em chừng chưa đầy năm đang nằm ngủ say trong một cái chăn chiên nhàu nát và bẩn. Tôi nao nao buồn. Lời hát cứ xoáy vào tai tôi, nhức và buốt… “Thân nghèo đói, đi hát rong kiếm tiền nuôi em…”. Cuộc sống dù văn minh đến đâu vẫn còn những cảnh đáng thương đến thế. Hành khách bắt đầu xì xào bình luận. Rốt cục thì họ đều sờ đến túi mình rồi lặng lẽ bỏ vào cái nón rách của thằng hát rong một vài trăm. Tôi không còn tiền lẻ. Và tôi muốn cho nó hẳn vài ngàn kia. Sợ mọi người nghĩ rằng mình muốn “chơi trội” nên tôi đành ngồi im. Nó vẫn hát, bài hát nhạc vàng buồn đến nẫu ruột. Tôi khóc. Một vài hành khách nhìn tôi, không tỏ vẻ ngạc nhiên. Vâng, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người ta biết rơi nước mắt thương cho sự đói khổ của đồng loại.

Xe vào bến. Mọi người tíu tít xuống xe. Thằng hát rong cũng xuống. Nó bảo rằng “Nhà” của nó là góc của cái nhà chờ to đùng ở phía kia.

Tôi ngồi chờ người nhà đến đón. Tôi nhìn quanh để tìm thằng bé hát rong nhưng nó đã lặn đâu mất tăm. Nhanh như có phép vậy. Buồn. Tôi ngồi phịch xuống đất chờ đợi. Tôi ân hận vì đã không cho nó một xu trong khi sẵn sàng đổ nước mắt khóc cho sự khốn khổ của nó. Tôi giận mình đã có những ý nghĩ buồn cười đến rồ dại.

Thì bỗng dưng tôi lại nhìn thấy nó. Tay nó không ẵm đứa nhỏ. Không có cái bị cói trên tay và áo quần thì nguyên như cũ. Chắc nó đã đặt em ngủ ở đâu đó và đi hát. Tội nghiệp!

Tôi vội vàng đi tới chỗ nó đứng. Tôi sẽ trút hết những dòng cuối cùng của mình cho nó. Những kẻ như thế không đáng thương sao được? Tôi chưa kịp tới nơi thì có một thằng bé khác có vẻ mặt nghịch ngợm lao đến chỗ nó và hỏi dồn dập:

- Thế nào, hôm nay đủ ăn không?

Chắc là đứa bạn “đồng nghiệp” của thằng hát rong. Tôi cụt hứng, bèn ngồi lại bên bậc tam cấp sau cái cột xi măng mà hai đứa đang nói chuyện. Tôi sẽ nói với thằng hát rong về sự cảm thông của mình sau khi đứa bạn nó đi khỏi. Và câu chuyện giữa hai kẻ ăn mày lọt vào tai tôi.

- Chẳng đáng bao mày ạ! – Thằng hát rong trả lời bạn. Hôm nay mụ ấy đòi tao nhiều quá. Mụ ấy kêu hôm nay trời lạnh, con bé rét cóng và hình như tao đã để nó khóc nhiều nên nó mệt.

- Thế mấy?

- Mười lăm. Mọi khi thì chỉ mười thôi, cay quá. Từ mai tao cóc thuê mụ ấy nữa. Tao đi hát một mình bao nhiêu ăn cả, khỏi lo nghĩ. Bế đứa bé trên tay tao thấy thế nào ấy. Nó mà khóc thì tao chịu không làm sao cho nó nín được.

- Nhưng có nó thì người ta dễ móc tiền trong túi cho mày hơn. Mày tưởng chỉ có tiếng hát mà moi được tiền của thiên hạ hử? Chưa có ai thèm khóc vì vài câu vọng cổ rè rè của mày đâu.

- Khinh nhau thế. Hôm nay trên chuyến tàu Hải Hậu tao hát, có một con nhỏ học trò tầm tuổi bọn mình khóc sụt sùi đấy. Nhưng nó lại chẳng bỏ vào nón tao một xu sứt nào cả. Thế mới điên người chứ!

- Ôi dào! Chắc gì nó đã khóc vì cảm động (!). Cái dạng con gái làm bộ làm tịch tí nhưng lại bủn xỉn nhất đời.

- Còn mày?

- Không có gì. Hôm nay là ngày chó chết! Mà thôi, kiếm cái gì ăn đã. Đói quá rồi.

Thằng “ăn mày” có vẻ mặt nghịch ngợm chạy mất. Thằng hát rong mà tôi khóc vừa khóc vì thương cho sự đói khổ của nó thì vừa đi vừa huýt sáo.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

85.
Tám cẳng hai càng
Nguyễn Quang Trung


Mẹ Tấm nghiêng giỏ cua mới bắt ở đồng về. Trận mưa những con cua nâu đen, trút xuống chậu nước. Chúng bò lổm ngổm, mình lấm láp bùn đất, miệng phun bọt, đục ngầu cả chậu.

Lần nào cũng thế, Tấm bắt một con to nhất, mai đen bóng, có nhiều vết rạn chân chim, tượng lên hình mặt ông Phật. Nó tìm một bao diêm, buộc chỉ nối vào con cua, chơi trò kéo xe.

- Cua muôn năm! Ông Cựu ba gác muôn năm!

Con cua khỏe, cần mẫn như ông Cựu kéo ba gác thuê trong làng. Mỗi lần có chút tiền, ông Cựu lạu mua cho Tấm củ dong, hay tấm bánh đa vừng thơm nức… Ông bảo: “Loài cua thiêng lắm! Con nào cũng cõng một ông Phật đi chơi”.

Chợt tiếng mẹ như phải bỏng.

- Con giời đánh! Đồng nước toàn phân hóa học, cua hiếm như vàng. Sao mày nhón mất của tao con cua to thế? Ra giã cua ngay!

Một cái tát trời giáng. Mắt Tấm nảy đom đóm. Mỗi quầng đom đóm nở ra một con cua bò lổm ngổm. Nó len lét đến bên mẹ. Chậu cua đã bị xé tách mai ra. Những cái chân cua quều quào đau đớn. Con cua mang mặt Phật của Tấm cũng bị giập nát, tơi tả. Tấm giơ cao chày… Thân cua trong lon giãy nảy, quằn quại. Cua mẹ, cua con, cua anh, cua chị, cua ông Cựu ba gác… Tấm tê tái nhắm mắt. Trời sập đen. Khối đen đặc quánh bỗng rạn vỡ bởi tiếng gào khóc của loài cua. Xa xa, những hang cua trơ trọi, trống hoác.

Cái chày trong tay Tấm nặng trịch, nhấc không nổi.

Ngày ngày, mẹ vẫn đi nghiêng ngả… Những trận mưa cua thưa dần. Mẹ cũng rộc đi. Có lần, Tấm ngắm mẹ ngồi xé mai cua, chợt sửng sốt. Hai đầu gối mẹ nhọn hoắt chĩa tận mang tai, dáng co quắp như một con cua lớn trong lon. Bố chết trận, mình mẹ tảo tần nuôi Tấm. Mẹ yêu Tấm khắc nghiệt như khuôn mặt nẻ chân chim của mình. Như con cua mặt Phật cần mẫn “kéo xe”, đôi lúc lại cáu kỉnh giơ càng cặp Tấm một cái đau điếng.

- Sao cua lại “TÁM CẲNG HAI CÀNG” hở mẹ? – Có lần, nó thỏ thẻ hỏi.

- Vì nó thương con, muốn kiếm nhiều thức ăn cho con hơn.

- Thế sao “CHẲNG ĐI MÀ LẠI BÒ NGANG CẢ NGÀY” ạ?

Mắt mẹ sầm lại. Đời mẹ cũng bò ngang… Tấm không biết mẹ nghĩ gì. Nó hát vóng lên: “CON CUA TÁM CẲNG HAI CÀNG, CHẲNG ĐI MÀ LẠI…”. Tai mẹ ù đi. Nước mắt ứa lặng lẽ…

Cái Tấm thương mẹ lắm. Nó lén bắt trộm những con cua mang mặt Phật, thả khắp xó xỉnh trong nhà. Cua trốn rất tài, ban ngày bặt tăm hơi. Thi thoảng nửa đêm dậy đi tiểu, nó rùng mình vì dẫm phải cái gì kêu “bép”. Thêm một con cua qua đời trong bóng tối.

Buổi trưa nọ, nắng đổ lửa. Ông Cựu ba gác tái nhợt gọi:

- Tấm! Mẹ bị nạn!

Tấm ngã khuỵu bên gốc chuối. Nhưng cánh tay non nớt của nó đã bị bàn tay thô ráp của ông Cựu kéo xốc lên, lôi xềnh xệch. Ra tới đồng, thấy mẹ nằm vật ngửa trên bờ ruộng, tứ chi co lên như con cua vừa bị xé mai. Cái giỏ không nằm lăn lóc bên cạnh.

*

Mẹ đã chết vì ngã nắng.

Chiều xuống. Làng xóm xúm lại ma chay cho mẹ. Mắt cái Tấm khô róc. Những con cua lẩn trốn không về. Mẹ nó không về. Người ta không tìm thấy Tấm đâu. Nó mải bay lên trời cao, nơi có hai con mắt sao nhấp nháy ướt nhìn xuống làng. Làng lô xô nhà như hang hốc cua. Đám người đưa mẹ ra đồng lặng lẽ như đàn cua công kênh con cua chết. Đàn cua dài, dài mãi, con nào cũng có một cái mai đen bóng, có nhiều vết rạn chân chim, tượng lên hình mặt Phật.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

86.
Trò chơi
Nguyễn Quang Trung


1

Lắc cắc… lắc cắc… Con xúc xắc xinh xinh nhảy trên bàn cá ngựa. Nó nhảy qua tuần, qua tháng, qua năm, cuốn cả vũ điệu mê mẩn vào giấc ngủ. Trong các cuộc chơi, bao giờ gã cũng thắng. Nữ bệnh nhân có cặp mắt Điêu Thuyền đam mê kiểu gieo xúc xắc độc đáo của gã. Mối tình vụng trộm cùng trò chơi cá ngựa bám riết họ suốt thời kỳ nằm viện.

2

“Em đã nắm luật này: cứ năm giờ chiều, vợ anh lại ra thùng thư gia đình trước hiên tầng một. Có viên gạch xỉ đặt sẵn bờ sân thượng khu tập thể bảy tầng. Anh chỉ cần búng nhẹ, viên gạch sẽ kẻ một đường thẳng đứng tuyệt đẹp xuống đất, sát thùng thư.

Thế là anh hiểu… Pháp luật tỉnh này là của riêng em. Đám cưới chúng mình sẽ độc đáo như trò chơi cá ngựa của anh vậy. Cuối năm, ông chánh án tỉnh – bố em – về hưu, anh thế cái chân ấy, cưng ạ - Hôn!”.

Gã nhận được cái “giấy xuất viện” như thế, gói kỹ trong chiếc mùi xoa xực nức nước hoa.

3

Ngót một năm đâm đơn ly hôn không thành, gã rùng mình nhận ra kế hoạch của thị là cách duy nhất đạt dục vọng.

Trở ngại cuối cùng là thằng con trai, hòn máu nối dõi độc nhất, kẻ đã phá nát phương án ly hôn của gã. Nó sẽ phản ứng thế nào? Hoặc viên gạch xỉ sẽ từ chính bàn tay nó kẻ đường thẳng vào giữa sọ gã. Ở viện ra, gã đau đớn biết rằng cả thị và gã đều tê liệt khả năng sinh đẻ. Thị trợn mắt bảo: “Phiêu lưu là vẻ đẹp của trò chơi. Sức mạnh của anh đấy: danh, lợi, gái, cầm thêm chai rượu mạnh này để cộng với thằng đàn ông trong anh nữa, ngốc ạ!”.

4

Ba rưỡi chiều.

Gã khóa cửa phòng, bước ra hiên. Chiều thảng thốt. Khóm hồng trước cửa rưng rức đỏ. Nắp thùng thư hằn vết ngón tay vợ phảng phất khói. Sáng nay, gã chăm chắm nhìn tia máu hồng giần giật nơi vành tai xanh mỏng của vợ. Gã nhắm mắt… Đã ba lần, gã mở rồi lại khóa cửa phòng.

Lơ lửng khoảng không chiếc ghế chánh án. Cặp mắt Điêu Thuyền thả thang dây từ tầng hai xuống trước mặt. Gã với thử. Thang dây co rút, ném gã lên hành lang tầng hai, rồi biến mất. Gã bần thần vịn lan can, nhìn xuống. Mặt đất quá gần. Giờ này, cuộc sinh nhai quét bọn người lớn đi đâu cả. Chỉ có lũ bé gái hàng xóm đang nhảy dây. Một đứa toét miệng cười, lộ hàm răng sún. Lâu nay, sao gã không nhận ra sự sống ngộ nghĩnh, đơn giản ấy nhỉ?

Bốn rưỡi!

Gã giật mình nhìn đồng hồ. Mồ hôi hâm hấp gáy. Cầu thang đổ dốc xuống tầng một, như sức hút. Gã tu rượu, run run bước xuống. Song bàn chân lại lạc tận tầng bốn. Gã ngơ ngác tìm… Ánh mắt Điêu Thuyền dọi xuống – từ tầng sáu – khiến gã chết lặng. Thoáng bóng người cuối hành lang. Gã luốn cuống leo như chạy. Gã vượt cao thêm hai tầng nữa. Điêu Thuyền mất hút. Thang dây đứt phựt. Gã tựa lan can hổn hển…

Ồ, mặt đất đã khá xa! Lũ trẻ nhảy dây nhỏ xíu như cào cào. Điều đó giúp gã bình tâm dần. Gã lờ mờ nhận ra những biến đổi quan trọng ở gã, mỗi khi leo cao thêm một tầng. Ghế bành chánh án trôi qua mặt, rồi lơ lửng. Cùng ánh mắt Điêu Thuyền chót vót sân thượng. Gã tu rượu. Hơi men làm toàn thân căng phồng. Gã bíu thang dây vừa thả xuống, vừa leo cao nữa…

Năm giờ kém mười!

Chỉ còn mẩu cầu thang cuối cùng, chòng chành như cầu bắc lên thiên đường…

5

Chuỗi cười sằng sặc túa ra từ ngực gã. Bàn chân bám mặt sân thượng tự lúc nào. Trời mê mẩn xanh. Độ cao đầy sức biến đổi. Gã thoắt thành người khác. Sân thượng bảy tầng tĩnh lặng như cõi riêng của gã, tách gã khỏi mặt đất nhảm nhỉ, ướp lạnh lại thói đa cảm và nỗi sợ lúc này. Gã kênh kiệu ném cái nhìn xuống đường phố bàn cờ. Hình người lí nhí. Cả vợ gã lẫn đám chúng sinh dưới ấy lầm lũi, lòa nhòa, vô nghĩa, bò thân kiến nộp mạng vào bàn cờ của gã, chỉ đủ sức gợi cảm hứng cờ bạc. Giá viên gạch xỉ kia là Thái Sơn, thậm chí bom nguyên tử. Có hề gì. Trò chơi thêm lãng mạn!

Chênh vênh bờ sân thượng, viên gạch xỉ xinh xắn như viên xúc xắc của ngài chánh án tương lai. Giá pháp luật cũng xinh xắn như viên xúc xắc như thế nhỉ, để mai sau, ta khua lắc cắc cái vũ điệu kỳ ảo trên đầu đám sinh linh bé bỏng. Lắc cắc… lắc cắc… Máu cờ bạc bốc nóng mặt. Gã bật ngón tay tanh tách, thong dong búng nhẹ vào lưng viên xúc xắc.

Đúng lúc, kim đồng hồ đeo tay chạm vào số 5.

6

Thị phá lên cười khi gặp gã: “Số mệnh lại xúi bẩy người ra thùng thư là anh con trai. Hộp sọ nát xác pháo nhé. Anh tài thật, trò chơi nào cũng thắng!”.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

87.
Pháp trường
Nguyễn Quang Trung

I

Mồng mười tháng tám năm Nhâm Tuất (13-9-1442) Vụ Lệ Chi Viên đã xét xong, chờ ngày hành án.

Một áng mây trắng trôi nhẹ qua thư phòng Nguyễn Trãi. Rèm cửa lay lay gió. Nguyễn với tay hạ cây đàn của người thiếp yêu Thị Lộ xuống. Chưa chơi đàn ngay, Nguyễn thong thả hớp chén trà đầy hương sen do gia nhân mang tới, vén tay áo vuốt ve chòm râu cước. Nét mặt Nguyễn từng trải mà cứ đơn độc thế nào.

Chưa bao giờ Nguyễn bình thản đến thế. Nguyễn phát lộ toàn bộ chất người mình trong một vẻ bình thản hiếm thấy, khiến người gia nhân già phải xót xa.

Nguyễn lặng ngắm mây trôi ngoài cửa sổ, như đọc thấy đời mình ở đấy. Cuộc đời thì nặng, mà sao mây nhẹ thế. Thuở bóp trán viết Bình Ngô sách. Buổi nếm mật nằm gai góc rừng Lam Sơn. Khi xông pha trận mạc trên mình voi, ngựa. Lúc hạ bút lông tạo tác Cáo Bình Ngô. Rồi vòm mái triều Lê... Nguyễn đành ném bước chân nhàn tản trong ưu phẫn đạp mây trúc Côn Sơn... Nguyễn ý thức rất rõ số phận của mình. Điều đó làm Nguyễn vừa sung sướng vừa đau đớn.

Chỉ đến lúc này, tảng đá định mệnh trong ngực Nguyễn mới trút ra theo tiếng thở nhẹ và dài. Chưa bao giờ Nguyễn được là mình như lúc này: thanh thản đến cô độc.

Người gia nhân già lại vén rèm bước vào. Bỗng ông ta há hốc miệng sửng sốt: Nguyễn đón Lệ Chi Viên trong tư thế quá lạ lùng. Mắt lim dim như ngủ, thân người đong đưa theo những ngón tay đang lướt nhẹ trên phím đàn: Phím đàn Thị Lộ.

II

Mười ba tháng tám năm Nhâm Tuất (16-9-1442)

Cả nhà Nguyễn bị hạ ngục, Nguyễn được "đặc ân" trong một phòng giam riêng, nhỏ nhưng thoáng, có một bộ bàn ghế cũ. Nguyễn nhói đau, đây chính là nơi tướng Nguyễn Đức Quyền bị cầm giữ trước ngày hạ thủ.

Trong đám tâm phúc của Nguyễn thuở trước, Quyền là tướng trẻ, thông tuệ kinh Dịch, lại biết múa gươm như rồng bay gió cuốn, lấy đầu Liễu Thăng ở gò Mã Yên như lấy đồ trong túi. Có lần lâm trận hiểm, Quyền lột phăng áo băng vết thương cho mấy người lính bị quân Ngô đâm lòi ruột, rồi cứ trần trùng trục lăn xả vào giặc, khiến ba quân vừa thán phục vừa kinh hãi, trọng Quyền như cha.

Cõi Việt tan giặc. Nguyễn thảo Cáo Bình Ngô, gọi Quyền đến đọc cho nghe. Quyền góp được mấy chữ, Nguyễn đắc ý lắm. Nhưng mặt Quyền vẫn u uất thế nào. Nguyễn trách: "Ngươi chưa hết bụng với ta". Quyền không nói năng gì. Nguyễn hỏi: "Ngươi thích văn hay rượu ?" Quyền không dám nhúc nhích... Nguyễn dồn: "Hay văn ta là nước lã ?" Quyền tái mặt. "Bẩm ! Đại Cáo là thánh văn!" Nguyễn hất chén rượu xuống đất, rũ tay áo đứng dậy, than : "Hỏng! Hỏng to rồi ! Ta nuôi kẻ dối lừa như nuôi ong tay áo". Quyền mặt cắt không còn giọt máu, quỳ mọp dưới chân Nguyễn Trãi, rập đầu thưa: "Nếu được tha tội chết, hạ tiện mới dám tỏ bày". Nguyễn liếc mắt sang tả hữu. Chúng lui ra. Bấy giờ, Quyền mới thở dài sườn sượt:

- Phàm những gì đạt tới đỉnh, ắt chứa hiểm họa !

Nguyễn giật bắn mình, đỡ Quyền dậy. Quyền bưng mặt khóc không ra tiếng, chỉ thấy bàn tay ướt đầm đìa...

Chiếc ghế cũ kêu cót két... Nguyễn tựa vào bàn, nuối tiếc không có mấy nén nhang. Mây trắng ngoài kia, phất phơ như tóc Nguyễn. Bất giác, Nguyễn ngâm khe khẽ:

Nhất sinh sự nghiệp thù kham tiếu
Doanh đắc phù sinh lạc thế gian. (*)

III

Mười sáu tháng tám năm Nhâm Tuất (19-9-1442)

Pháp trường im lặng phắc.

Buổi sáng ấy bặt tiếng chim. Gió cũng tắt. Mây trắng thôi không bay nữa. Bỗng Nguyễn ngửa mặt lên trời:

- Trời xanh ! Trời xanh ! Có phải Lệ Chi Viên đã mở ra tự khi ta soạn Đại Cáo ? Ngoại lục tuần, ta chỉ là đứa trẻ lên mười. Trò đùa thật thú vị. A ha... Ha ha ha ha...

Nguyễn cười rung tóc trắng. Aáng mây trắng rùng mình, nhỏ xuống ba giọt lệ đỏ như máu, hoen trên tóc cước người tử tù. Cả pháp trường ngơ ngác. Ai tinh ý, mới thấy một nụ cười chua chát lướt qua cặp môi dập nát của người đàn bà đeo gông. Đó là người thiếp yêu của Nguyễn.
_____________________

(*)Dịch nghĩa:
Sự nghiệp một đời người thực đáng cười quá.
Lãi được cuộc đời trôi nổi rớt giữa thế gian.


************

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

88.
Con lợn đất
Tống Trung


Y lảo đảo đứng lên. Nhà vắng ngắt. Y mỉm cười với cơ hội chống đói. Lật đầu giường. Lục tung hòm, tủ. Nỗi thất vọng khiến y lảo đảo, ngáp đến chảy nước rãi. Y quyết định đi ra phố, giờ này rất dễ làm ăn. Giờ này người lớn đi làm, trẻ con đi học. Y lau rớt rãi, chỉnh trang quần áo. Cảm giác mình là một lương dân, y đàng hoàng ra ngõ.

Sự đàng hoàng lương dân chỉ tồn đọng đủ cho y ra khỏi ngõ nhà. Cơn đói thuốc là kẻ láu lỉnh tinh ranh và liều lĩnh. Nó đưa y đến một hẻm vắng. Y nhằm ngôi nhà đầu lối. Vừa chạm tay vào đầu ổ khoá, y giật nảy mình nhảy lùi. Phía trong cánh cổng, một con bẹc giê cỡ bốn, năm chục cân chồm lên, chờ đợi vị khách không mời. Không ổn rồi! Y trở bước hạ quyết tâm - cố nhịn về. Vài bước, quyết tâm lớn của y không đủ sức vượt qua cơn lốc đói thuốc. Y lảo đảo, mồ hôi toát ra, rớt rãi lòng thòng. Cơn đói là thằng người lì lợm. Y ngoắt trở lại. Y dễ dàng lọt vào ngôi nhà cuối hẻm. Thật xui xẻo! Vài bộ quần áo cũ, cái xẻng gẫy cán, đôi thúng đen nhẻm màu than... không đủ nửa thuốc. Chủ nhân có nhẽ còn nghèo hơn cả y. Cơn đói thuốc thúc y thêm một lần sục sạo. Y tiến lại góc nhà có chiếc bàn học sinh, chồng sách vở. Đôi mắt y sáng lên! Có thế chứ! Biết đâu vàng, cả những tờ xanh lại chẳng ở trong bụng con lợn đất kia. Bây giờ người ta nguỵ trang, nghi binh tài lắm. Bố mẹ y là một ví dụ về tài năng ấy. Y đã từng tìm thấy sợi dây chuyền, lôi ra cả bọc tiền trong cái xoong bẹp vứt gầm tủ. Rất đàng hoàng y cầm lên con lợn đất, lắc cắc, y liếm mép. Con lợn khá nặng phát ra những tiếng kêu đùng đục. Y cười, cỡ này thả phanh mà lên tiếp. Y áp con lợn lên môi hun chùn chụt và như trò đùa y đưa "Hòm của quý" lên qua đầu, buông rơi. Bục! Con lợn đất vỡ ra năm, sáu mảnh. Y choáng váng, của quý là những đồng một trăm, hai trăm. Đồng mới, đồng cũ. Tất thảy đều có màu xỉn xỉn, kết quả của việc con lợn đất bị lắc nhiều lần. Y ngồi xuống nhặt, vuốt những đồng tiền vụn. Cơn đói thuốc ập đến. Mồ hôi rịn ra, rớt rãi ròng ròng. Hai mắt nổ hoa cà hoa cải. Đưa tay y dụi mắt. Y há hốc mồm. Thế này là thế nào! Mình nằm mơ chăng. Mình đang ở đâu? Y không sao lý giải nổi. Trước mắt y là hai đứa trẻ ngồi vuốt ve con lợn đất. Đứa trai xoè trước mắt đứa gái tờ hai trăm cáu bẩn: "Anh bán vỏ chai đấy...", đứa em cười: "Em có năm trăm cơ. Mẹ cho nhưng em ứ ăn kem... anh em ta cho lợn ăn nhé...". Y không tin ở mắt mình nữa. Hai đứa bé biến mất. Lại một đứa khác xuất hiện. Cậu bé khóc rưng rức, nhặt những mảnh vỡ gom lại. Y nhìn xói vào gương mặt cậu bé, cảm thấy quen thuộc như đã gặp ở đâu đó. Cậu bé thôi khóc, lau nước mắt nhìn y: "Người không nhận ra ta ư! Ta chính là người đấy. Ngày xưa người nuôi lợn đất đó thôi. Ngày xưa người chẳng đã khóc ròng vì có ai đó đập trộm lợn đất. Ngày xưa...".

Cậu bé vụt biến mất. Cơn đói thuốc lên tới đỉnh điểm cùng một lúc với ý nghĩ chợt loé lên. Cái ý nghĩ chợt đến hỗ trợ y chống trả thằng người ba trợn. Y nhặt từng đồng tiền, vuốt phẳng, xếp gọn, móc túi còn hai tờ hai trăm bỏ cả vào xếp tiền lẻ, y nhặt những mảnh lợn đất.

- Xin chào!

Y giật nảy mình nhìn ra cửa. Y chợt nhận ra thằng bạn nghiện cùng phố. Nó lảo đảo, rớt rãi lòng thòng. Cũng y như nó đang đi "tìm kiếm" chống đói...

- Có đủ vài liều không!

- Không! Đi chỗ khác mà tìm.

-Đừng đùa nhau thế, người anh em. Đống tiền vụn kia đủ vài liều đấy. Đi thôi.

- Không! Đây là tiền tiết kiệm của em bé.

- Bé lớn gì! Tiền là thuốc. Có đi không thì bảo?

- Không! Mày cút đi.

Y đứng bật lên, thủ thế. Thằng đói vồ lấy cái ghế, vung lên. Y lao thẳng vào thằng đói. Cú đá khiến y ngã ngửa, đập đầu vào tường. Thằng đói cười hô hố ngồi xuống với những mảnh vỡ, xếp tiền vụn. Y gượng đứng lên với lấy chiếc compa nhọn. Chiếc ghế bay sát đầu đập vào cái bàn học sinh. Y dồn hết sức khom người lao vào thằng đói và ngã đè lên những mảnh vỡ, những đồng tiền vụn. Cảm giác có những bàn tay bé nhỏ, ấm áp, mềm mại, xoa xoa trên ngực, trên khắp người làm y tỉnh hẳn. Ngoài phòng y tá trực có tiếng trẻ con: "Thưa cô chung con không có tiền chẵn, cô thông cảm thu dùm chỗ tiền vụn này".


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

89.
Đánh ghen
Khuê Việt Trường


Tôi sửa xe ở góc đường này đã lâu, tất nhiên sự tiếp xúc với mọi giới trong xã hội là chuyện bình thường. Nhưng phần lớn chẳng ai rảnh rang đến cái chỗ ngổn ngang cờ lê mỏ lết và lấm lem dầu mỡ này để ngồi chơi bao giờ. Phần lớn mọi người đều tất bật công chuyện, chỉ vài chiếc xe đạp bị hư phải đem đi sửa lại hoặc bơm chiếc xe đã bị mềm bánh.

Chiều hôm nay tôi ngồi đọc hết cả tờ báo 8 trang mà chẳng có một người khách nào đến sửa xe. Cho đến khi người đàn bà ấy tới. Đó là người đàn bà khoảng 40 tuổi, ăn mặc theo kiểu thôn quê, tóc kẹp ra sau. Tôi ngước nhìn khi chiếc xe dừng lại:

- Không, tôi ngồi đây hóng mát một lát.

Nói xong, chị dựng xe, rồi lựa một chỗ nơi thềm xi măng, ngồi chồm hổm ngó ra đường.

Tôi lại cúi xuống đọc báo. Chị ta nói trống:

- Sao giờ này chưa thấy? – Tôi im lặng, chị ta lại nói: - Sao chưa thấy, hả anh?

Đang ế khách, tôi bực mình:

- Thấy gì bà?

- Chồng tôi! Tôi đã mướn xích lô điều tra. Chiều nào ảnh cũng đi ngang qua đây giờ này, ảnh theo vợ nhỏ, bỏ tôi và hai đứa con lâu rồi.

Rồi, lại một vụ đánh ghen, chỗ sửa xe của tôi sẽ trở thành chiến địa. Tôi càm ràm:

- Đi đánh ghen mà đi một mình thì ăn ai mà đánh. Có đem axit theo không?

- Ành kìa – người đàn bà la lên.

Sát ngay bên đường, một người đàn ông đi bên cạnh một người đàn bà, họ đi rất gần. Tôi bỗng quay lại nhìn người đàn bà đợi chồng. Bà ta đang há hốc miệng nhìn, thật chăm chú, đôi mắt sáng rực lên.

Rồi đôi uyên ương đi xa dần.

Người đàn bà đứng dậy, dắt xe. Bà ta nói:

- Cám ơn anh. Gặp được ảnh, nhìn thấy ảnh khỏe mạnh, tôi mừng quá.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

90.
Con mèo hen
Dương Anh Tuấn


Đầu tiên là cái Hiên bỏ nhà đi theo giai, thứ đến là thằng Tùng, thằng Tuấn chôm tiền của bố mẹ bỏ vào Nam chơi… toàn quỷ sứ nhà giời cả. Các bậc phụ huynh xóm tôi cứ quýnh lên, giữ gìn con cái hơn. Nhưng hai thằng giặc trời nhà ông Khê cũng lại bỏ nhà đi bụi đời nữa, thành ra chuyện bỏ nhà của bọn nhỏ được coi như một thứ bệnh dịch.

Tôi là nhà giáo. Hai thằng con tôi được tôi chăm lo cẩn thận nhưng cũng nghịch như quỷ sứ khiên tôi không thể không lo. Ngay sát vách nhà tôi, hôm nay bà Bảo đã xích thằng Thắng “khỉ” – con bà vào chân bàn để nó đỡ ra đường đánh bạn với lũ lêu têu.

Hôm nay oi quá. Xong bữa chiều, tôi tản bộ quanh hồ cho thư giãn. Gió mát lạ, khác hẳn cái xóm tù túng, ỏm tỏi và đang rối tung lên của tôi. Bất chợt một thằng bé đang lúi húi sau một cái ghế đá, tôi lại gần xem có phải người hàng xóm tôi không. Không phải. Thằng bé nhận ra có người nhìn nó, tôi liền lấy giọng: “Nhóc! Lại đây!”. Thằng bé hoảng hốt, lúng túng định nói hay làm một cử động gì đó. Tôi bèn dịu giọng: “Nào, lại đây nào, chú không làm gì đâu mà sợ”. Nó rụt rè đến đứng trước mặt tôi. Nó hiền thật, nhát nữa. Cái nhìn và mỗi cử động của nó đều như sợ làm ai đó phật lòng. “Ngồi xuống đây! Ban nãy cháu làm cái gì thể? – tôi nhẹ nhàng hỏi. Nó đưa tôi tờ giấy nhàu nát và một mẩu chi nhỏ. À, nó vẽ một con mèo, con mèo cũng gầy guộc, hom hem như nó. Chừng như tin tưởng ở tôi, nó ngồi xích lại gần cùng tôi ngắm con mèo. Tôi liền nắm lấy bàn tay nhỏ xíu của nó. Bàn tay rùn rùn như muốn giật ra, lạnh ngắt. Nó hoảng sợ nhìn tôi. Để nó đỡ sợ, tôi hỏi: “Nhà cháu có gần đây không?”. Nó gật đầu. “Chắc nhà cháu nghèo lắm. Chú có cái này cho cháu”. Tôi móc túi còn mấy nghìn cho nó. Nó ngây ra và khóc. Lặng lẽ khóc. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi mới biết trẻ con khóc lặng lẽ thì trông nó thế nào. “Để chú đưa cháu về” – thương hại, tôi nói. Nó liền thôi ngay, mặt đanh lại, ánh xanh lét không biết vì hoảng sợ hay dữ tợn. Bất giác, tôi ôm choàng nó. “Hay thôi vậy!” – tôi vội chữa. Thằng bé ghê thật, chứng tỏ nó cũng ghê gớm lắm, không biết ai dạy nó. Nó dán chặt vào người tôi. Và bây giờ tôi mới nghe thấy tiếng khò khè phát ra từ cái cổ họng tưởng như tắc nghẹn của nó, tiếng nói làm tôi bủn rủn cả người:

- Chưa ai ôm cháu chặt như thế này!


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân


91.
Vàng
Hoàng Minh Tường


Khi hồi tỉnh, hắn thấy toàn thân ê ẩm. Xung quanh đen kịt, lởm chởm gai đá. Hắn thở một cách khó nhọc bởi cái hang nhỏ chỉ vừa đủ xoay người này đang hết dần dưỡng khí. Vậy là hắn sẽ phải chết. Không còn nghe thấy tiếng choòng, đục, tiếng rậm rịch phía trên kia, tức là thằng “bưởng” trưởng và lũ bạn đào vàng đã bỏ rơi hắn sau khi cửa hầm bị sập. Hắn sẽ chết mà chưa kịp tìm thấy vụn vàng nào. Mẹ sư đời!

Hắn lấy hơi, dồn hết sức gào réo tên thằng “bưởng” trưởng và lũ bạn; chửi rủa từng thằng, ném ra những lời tục tĩu nhất trên đời. Vô ích! Như phát điên, hắn quờ quạng khắp xung quanh. May thay, vớ được một cài choòng. Hắn đào thục mạng, mặc bàn tay phồng rộp, rồi túa máu.

Một tia sáng, mảnh như sợi chỉ, bỗng lóe lên trong đường hầm. Run lên vì sung sướng, hắn lại đào bới tiếp với nỗ lực phi thường. Vệt sáng mở rộng dần. Ngọn gió tươi lùa vào tận đáy phổi hắn, làm hồi phục từng li ti huyết quản. Sống rồi!

Cho đến khi hắn kiệt sức thì một mảnh sáng bằng chiếc mũ cối lộ ra. Hắn lao đầu, lách vai, nhoài tới. Trời ơi, trước mắt hắn là một khe suối. Lòng suối rộng, nước trong suốt tận đáy. Mắt hắn hoa lên khi nhìn thấy một người đàn bà đang tắm khỏa thân bên một tảng đá. Cõi tiên hay chốn ma quỷ đây? Hắn kêu ú ớ:

- Cứu… t… ô… i...

Người đàn bà hốt hoảng tưởng nhìn thấy ma. Không kịp mặc quần áo, chị kêu thét lên, chạy thục mạng về phía ngôi nhà trên đỉnh đồi.

*

Nhưng rồi người đàn bà ấy vẫn trở lại. Chị là cô giáo nên không tin chuyện ma quỷ. Chỉ có điều chị đến hình như hơi muộn. Người hắn mềm rũ. Không khó khăn gì, chị hiểu ngay hắn là một kẻ đào vàng ở dãy núi bên kia. Hắn sẽ chết, nếu chị không ra tay cứu vớt.

May mà trời phú cho chị có sức khỏe và lòng trắc ẩn vô bờ, nên cuối cùng chị đã đưa được hắn về nhà, một căn phòng che phên nứa ở đầu một lớp học, biệt lập với nhà dân. Là một cô giáo vùng xuôi, chị lên miền núi heo hút này dạy học đã được mười bốn năm.

Ba ngày sau, nhờ chị chăm sóc tận tâm, sức khỏe hắn dần dần hồi phục. Lần mở mắt đầu tiên sau những ngày mê mệt, hắn nhận ra chị và cứ ngơ ngẩn nghĩ đến hình ảnh chị khỏa thân bên suối. Ánh mắt hắn làm chị đỏ bừng mặt và gieo vào lòng chị nỗi xốn xang đàn bà. Chị biết hắn kém tuổi chị và rất có thể chưa … với ai. Phỏng đoán ấy khiến chị hy vọng, hy vọng mơ hồ. Nhưng bám riết, khiến chị nhiều lúc như lên cơn sốt.

Ngày thứ năm. Sau nồi nước lá xông, sau bát cháo gà, hắn nhìn ánh trăng rờn rợn ngoài kia rồi lại nhìn xoáy vào đôi mắt mênh mông buồn của chị. Chếnh choáng bởi cái nhìn ấy, chị lạc giọng:

- Anh sẽ ở lại với em chứ?

Hắn đáp: “Ừ” và nhòai người nắm lấy cánh tay trần của chị. Người chị mêm, nóng hổi. Chị đổ vào người hắn…

Nửa đêm, hắn tỉnh dậy. Người đàn bà khỏa thân đang nằm ngủ ngon lành, thanh thản và tin cậy. Trăng phủ lên người nàng một thứ ánh sáng nõn nà mà hắn chưa bao giờ thấy trong đời.

Cái gì kia? Một vệt sáng lóe lên ở ngón tay nàng khiến hắn chú ‎ý. A, một chiếc nhẫn chừng hai chỉ vàng. Có lẽ đó là gia tài duy nhất sau bốn năm dạy học của nàng? Rón rén, hắn tháo chiếc nhẫn đưa lên ngắm nhìn. Chất vàng khiến hắn hòan toàn trở lại một phu đào vàng thứ thiệt. Đút chiếc nhẫn vào sâu đáy túi, hắn lẳng lặng biến khỏi phòng.

Lúc sau, nàng thức dậy. Ngơ ngác, bàng hoàng, rồi hiểu ra tất cả. Nàng nhìn ra con đường tràn đầy ánh trăng, nơi bóng hắn vừa nhòa khuất. Khốn khổ? Sao hắn phải trốn vội vàng? Nàng đâu có tiếc gì? Cả chất vàng ròng tâm hồn, nàng cũng còn sẵn sàng cho hắn, huống chi một chiếc nhẫn trang sức bằng đồng.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

92.
Kẻ đạo văn
Hòa Vang


Tôi lại thấy mặt mình hồng lên trong gương nhỏ. Đây là lần thứ hai. Hai bài tập làm văn của một trò nhỏ lớp tôi: Hùng Vũ. Lần trước, ôi, lần trước… Đề bài là: “Hãy tả lại hình ảnh cô giáo em đến trường trong cơn mưa rào”. Vũ vốn kém văn, chữ nghĩa ngô nghê, bỗng vọt lên, tôi cho điểm cao nhất, bởi vì tôi biết rằng nếu chính tôi phải viết một bài mẫu cho các em, tả chính mình dưới trời mưa, thì không thể hơn bài của Vũ, văn và hồn của Vũ.

… “Trời bỗng nháng lên ánh chớp và trong đầu tôi cũng thế. Tôi chợt nhớ ra chỗ vòng lên cầu thang trên chưa có lan can, lại hay đọng nước và đôi giày da màu hồng mới mua của cô gót cao lắm. “Nhỡ cô giáo ngã!?”. Tôi lao xuống. Kịp. Tôi sẽ buồn biết bao nếu cô không đưa tay ra vịn lấy mấy đầu ngón tay bé nhỏ của tôi, lựa bước trên gờ tường chênh vênh. Tôi đã không phải buồn. Vào lớp rồi, về nhà rồi, tối nằm một mình trong tấm dù hoa đắp thay màn rồi, tôi vẫn thấy mấy ngón tay mình ấm. Những ngón tay cô giáo tôi đã vịn vào yêu thương và tin cậy…”

Tôi đưa bài của Vũ khoe chị hiệu trưởng. Chị gọi cả tổ xã hội đến đọc, ai cũng vui mừng. Chị lại gửi đăng báo. Sau một tuần, báo đăng luôn.

Vậy mà bây giờ, lần này, đề bài: “Tả một buổi mít tinh ở trường em”, Vũ trở lại ngô nghê, lổng chổng, rối bời. Lạ một điều, có một đoạn ngắn tả tôi, cô giáo chủ nhiệm trên khán đài, thì văn chương lại đẹp. Tôi hạ điểm 2 vào bài của Vũ, rồi thay quần áo, tìm đến nhà em.

Một phản thịt lợn ôi chềnh ềnh giữa cửa vào. Tường nhà cóc cáy, sàn nhớp nháp. Góc tường trong lơ lửng mấy mặt người bì nhẫy. Và tôi, một cô giáo 23 tuổi, hoa khôi trường, tóc ngang vai bồng bềnh như mây, áo dài trắng, quần trắng, giày hồng, đến, lúng búng hỏi thăm. Một ngón tay nhờn nhụa chỉ lên một cái lỗ vuông đục trên trần, mé trên cái phản thịt ôi. Tôi nín thở, khẽ khàng bám vào một cái thang tre, kẽo kẹt lên. Mặt tôi vừa nhô lên thoát ngấn sàn gác, thì một mặt người quay ra trong ánh sáng như trăng suông se lạnh:

- Ai đấy? À, cô giáo Kim Cúc phải không ạ?

- Thưa bác, vâng. Nhưng sao bác…

- Thưa cô giáo, tôi là anh ruột Vũ, mới 28 tuổi. Nhờ cô lấy hộ cái ghế chỗ góc đó. Mời cô ngồi.

Tôi đã đến gần hơn để thấy khuôn mặt anh đẹp và buồn, đôi tay anh đang ngưng lại việc đục những hòn đá thành những cái đầu người. Những ngón tay anh ánh lấm tấm bụi sa thạch đỏ. Và đôi chân anh không có. Khoảng không gian lẽ ra là chân anh đầy ắp những đầu người đá, mắt lim dim, nửa thức nửa ngủ. Tôi nhìn những khuôn mặt đá và nghe:

“… Tôi thấy thằng Vũ có gì khang khác từ ngày nhận cái đề văn “Cô đến trong mưa” về chuẩn bị trước một tuần đó. Ba ngày đầu, nó ngồi lụi cụi suốt chiều, suốt tối, viết lại xé, viết lại xé. Đêm ấy, nó thức tôi dậy, khóc tức tưởi một lúc mới nói được :”Em kém, em không biết làm văn, em có thể nhận điểm một bất kỳ bài tập làm văn nào. Nhưng, nhưng không thể là bài này. Anh ơi, em yêu cô giáo em lắm”. Tôi hiểu em tôi, nó tối dạ nhưng lại có cái không tối. Tôi nhận giúp nó và dỗ nó ngủ yên. Tinh khôi sáng hôm sau, tôi hỏi nó từng tí một để có thể hình dung ra cô. Và đây, cô thấy không, bức tượng đá nhỏ cả người kia là cô đấy (tôi nhìn theo tay anh, thấy mình y như lúc nãy dưới nhà, khi chưa biết anh, thoắt nhỏ lại và hóa đá trước những mặt người lơ lửng và ngón tay nhờn nhụa). Bài văn ấy là của tôi và thằng Vũ đã học thuộc rất nhanh, đến từng dấu phẩy (tôi bất giác nhìn xuống những ngón tay anh: “Thì ra những ngón tay nhỏ bé đã để mình vịn trong mưa và đã ấm áp mãi đến tận tối… là những ngón tay này đây”. Tôi nhìn những ngón tay tôi, thấy nó hồng lên, như đã anh ánh lấm tấm bụi sa thạch đỏ tự lúc nào). Tôi nhận lỗi, thưa cô Cúc. Bây giờ cô về đi. Cả bức tượng kia cũng sẽ theo về với cô. Tôi xin cô một điều: cô đừng bao giờ … đừng bao giờ… đến đây. Cô về đi, lò mổ dưới nhà sắp đến giờ nhập lợn. Nhiều lợn lắm, nêm kín của luôn đó, cô không ra được đâu. Mà có ra được cũng bẩn hết quần áo. Mà quần áo cô lại trắng đến thía kia”.

Mé ô cửa lên gác, thằng Vũ hiện ra từ những tượng đá, lặng lẽ xé nhỏ, từng tí một, bài văn mẫu của anh nó, thả như những bụi mưa xuống nhà dưới.

*

Cô giáo bước xuống thang, thấy một toàn cảnh lạ: những bụi giấy bay như sóng mây. Phần thịt hồng thơm. Tường nhà sáng bóng. Và những mặt người, những ngón tay người rõ nét, thật màu thịt da bình dị, trong đó có ánh màu hồng.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

93.
Điếu cày
Phạm Hải Văn


“Nhớ ai như nhớ thuốc lào”

Đặng Vi Yên, ngụ lâu đời ở Nam Định. Tầm thước, khỏe, thông minh, sống rất điều độ. Mỗi tội nghiện hút thuốc lào từ ít tuổi. Khi Yên lên Hà Nội học đại học, hành trang có chiếc điếu cày.

Chiếc điếu Yên tự tay làm bằng tre đốt, dáng thon đẹp, nỏ cũng bằng tre. Dùng lâu năm, điếu lên nước nâu bóng; tiếng giòn, khói đượm.

Nhân gia đình còn chút của cũ, Yên thuê một túp nhà nhỏ ngay gần trường. Bạn bè thấy Yên ở một mình, thường tụ tập chơi bời nhà Yên. Lại trữ sẵn rượu và thuốc lào, góp vài chiếc cả điếu cày , điếu bát. Trong nhà Yên, ngọn đèn dầu không tắt bao giờ.

Được độ hai năm, Yên sinh chứng ho, càng ngày càng nặng. Cổ họng đau rát, kém ăn mất ngủ, gầy rộc. Ngậm thuốc gì cũng không khỏi. Yên quyết định bỏ thuốc lào. Khốn nỗi ngồi nhìn người khác hút suốt ngày đêm, thèm không chịu nổi. Yên bèn cất đèn, giấu điếu, cáo bệnh chối khách. Bạn bè thưa thớt dần, bệnh Yên cũng thuyên giảm. Những điếu cũ mỗi bạn cắp đi một chiếc, riêng điếu Yên đem từ Nam Định lên, Yên nhất định không cho ai. Chẳng phải đề phòng có ngày hút lại, chỉ vì đã gắn bó với nhau, không nỡ trao vào tay người khác.

Qua nửa năm, chẳng thuốc thang gì,bệnh Yên khỏi hẳn. Yên sống còn điều độ hơn trước, tập cả dưỡng sinh. Song, không hút thuốc, Yên lại sa vào đam mê mới. Đó là một người con gái gần nhà.

Người con gái này, Yên mới gặp vài bận gần đây. Khi thì rửa chân bên máy nước, khi thì hóng mát cạnh hồ, lúc nào cũng xinh xắn, đáng yêu. Rất trẻ, chỉ độ mười lăm, mười sáu, thon thả yểu điệu. Khuôn mặt lúc nào cũng phảng phất buồn. Chỉ riêng những lần gặp Yên, nàng đều nhìn âu yếm và hơi mỉm cười. Yên thì thấy như đã yêu nàng từ những ngày xưa rồi. Đêm trăng sáng ấy, gặp nàng ở con đường nhỏ trong xóm, Yên rủ vào nhà chơi, nàng nhận lời ngay. Từ khi hỏi chuyện làm quen đến lúc Yên bế lên giường, nàng đều giữ vẻ mặt u buồn cũ. Chỉ đến khi hai đứa sung sướng tột độ nàng mới bật cười rít lên. Yên trước đó chưa gần gũi con gái bao giờ, cũng không thấy lạ. cứ tái diễn vài lần cho thỏa. Qua nửa đêm nàng đòi về, chỉ cho Yên đưa đến chỗ hồ nước sau nhà.

Từ đó, đêm nào cũng lại, chiều chuộng Yên rất thành thục, chỉ có điều không bao giờ chịu tắt hết đèn trong phòng, đòi phải để một ngọn đèn dầu leo lét bên giường. Yên nghĩ nàng sợ ma nên cũng chiều; hơn nữa được ngắm khuôn mặt xinh đẹp của nàng trong lúc đầu gối tay ấp, lại càng thỏa mãn.

Được một thời gian, bạn bè thấy Yên gầy hẳn đi, sinh nghi, hỏi han, Yên giữ kín không nói. Nhưng cũng tự thấy mình xuống sức, nhất là cổ họng lại đau, lại tức ngực khó thở, Yên bỏ cả tập khí công. Bị ho còn nặng hơn trước, Yên đâm ngờ bệnh trước cũng không phải tại thuốc lào. Nhân một bữa ngồi quán nước trong trường, Yên nghiễm nhiên vê một điếu, châm lửa hút trước con mắt kinh ngạc của chúng bạn. Lạ ở chỗ Yên bỏ lâu không hút mà không hề bị sặc khói, lại thấy thuốc có phần nhẹ. Nhân thể, Yên hút liền ba bốn điếu. Bạn bè rất mừng, toan bàn chuyện tụ tập ở nhà Yên, Yên nhất định gạt đi.

Tối hôm ấy, Yên đợi mãi không thấy tình nhân tới. Qua mấy hôm sau mới lại, vẻ hờn giận in hằn khóe miệng, không chịu nói với Yên một lời. Gặng mãi thì nàng khóc rồi trách Yên không chung tình, đòi cắt đứt quan hệ. Yên cuống cả người kêu oan. Van xin mãi nàng mới nguôi.

Hôm sau, Yên tìm chiếc điếu cũ cất dưới giường, đem ra đánh rửa sạch sẽ để hút lại. Thấy nõ điếu đóng cao sái dày, Yên tháo hẳn ra, cạo sạch, rồi bỏ đi mua thuốc lào.

Đem thuốc về tới ngõ, Yên gặp ngay người anh cả ở quê lên thăm. Yên vốn hiếu đễ, gặp anh mừng lắm, dặn anh ở nhà tắm rửa, nghỉ ngơi, mình chạy ra chợ mua thức ăn về làm cơm thết. Trong bữa cơm, Yên lựa lời xin lỗi, nói dối là đang kỳ thi, tối có bạn đến cùng học, không còn chỗ. Cơm nước xong, anh vào nhà con trong phố.

Anh Yên vừa đi khỏi, cô gái đến ngay. Trông tươi tỉnh hơn mọi ngày, nhưng lại có vẻ bứt rứt khó tả. Đến khi Yên thắp đèn dầu tắt điện, kéo nàng vào giường, nàng một mực chống cự, không chịu. Lấy làm lạ, hỏi, nàng cáo rằng đang kỳ thấy tháng, phải kiêng. Yên đâm ngờ, bèn ra chiều lả lơi, bất chợt đưa tay rò, lạnh người vì thấy dưới lớp vải chỉ là một lỗ hổng lớn. Bị lộ, nàng vùng ra toan chạy, Yên lôi lại xem cho rõ. Bỗng thấy tay tóm vào khoảng không, mất đà suýt ngã, người con gái biến mất. Bật đèn ngó quanh, chỉ thấy điếu mới rửa lúc chiều, còn quên chưa tra nõ.

Từ đó không ai thấy Yên hút thuốc lào nữa. Chỉ nghe tiếng rít điếu cày, Yên đã bủn rủn chân tay.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân

94.
Tro bụi
Nguyễn Quốc Văn


Sinh thời, vốn coi trò như con, mỗi khi viết xong một truyện ngắn, thầy thường đưa cho tôi đọc trước. Thầy bảo tôi sành văn, hay có những ý tưởng lạ. Được khen, tôi thích chí ra mặt, đọc văn thầy kỹ đến mức thuộc lòng một số truyện.

Một lần kia, khi viết truyện Nhà văn Xóm Chiếu, thầy chọn tôi làm nguyên mẫu để xây dựng nhân vật chính. Nghe thầy nói, tôi như bị hút vào từng con chữ. Tình cờ như thế nào đấy, tôi may mắn giúp thầy sửa được một chi tiết.

Tôi kể: Bố tôi nuôi chim bồ câu hồi còn bé tí. Thuở học lớp bốn, trong một bài văn miêu tả, tôi đã viết chim bồ câu mẹ đã mớm sâu cho con. Bố tôi biết chuyện, vừa cười vừa nhắc khéo: bồ câu là loài ăn hạt, người chưa từng thấy chúng ăn sâu bọ bao giờ…

Thầy mỉm cười, lặng lẽ lấy bút đổi chi tiết “một con sâu” thành “một hạt thóc”. Tôi còn ngu ngơ nói nhân vật thầy viết lạ quá. Ví như ngoài đời, chữ tôi vốn xấu như gà bới, trong truyện tôi lại viết đẹp và nhanh như rồng bay phượng múa. Hoặc như tôi mắc tật nói nhiều – mẹ tôi thường chê là kẻ ruột để ngoài da – khi thành nhân vật của thầy, tôi lại là một người thâm trầm lặng lẽ. Lạ nhất, mặc dù chỉ có một bài báo nhỏ được dán trên tờ quảng cáo của cơ quan, tôi vẫn được ngòi bút khéo léo của thầy vẽ thành một nhà văn. Nhà văn xóm Chiếu! Đọc xong, thấy mặt nóng ran lên vì ngượng. Nhưng mà trong lòng thì thấy thinh thích vì như vừa được ai đó động viên, nâng đỡ…

Hôm thằng bạn đang làm ở báo Sài Gòn về chơi, tôi khoe thầy viết được nhiều truyện lắm. Hai đứa rủ nhau đến thăm thầy. Bạn tôi đọc truyện thầy viết, thích quá, bèn đem gửi một tờ báo đang có cuộc thi viết truyện ngắn.

Bặt đi vài tháng, bỗng nhiên trong mấy tuần liền, tờ báo đăng rộ các truyện ngắn của thầy tôi.

Cuối năm ấy, tay cầm tờ báo, tôi chạy một mạch đến nhà thầy đưa tin vui.

Đọc xong mục tin các tác giả trúng giải kỳ thi truyện, thầy lấy từ trên bàn thờ xuống một chai rượu, rót đầy hai ly, rồi đẩy một ly về phía tôi:

- Chúc mừng em! Chúc mừng nhà văn Xóm Chiếu!

- Em xin chúc mừng sự thành công của thầy! – Tôi vừa chạm ly với thầy vừa vui vẻ nói.

Thầy cười:

- Cái giải hôm nay thực ra là của em! Đúng không? Nếu em không sửa chi tiết ấy, cái truyện kia không khéo đã nằm ở sọt rác của tòa soạn rồi cũng nên!

Rồi, thầy bất ngờ bảo:

- Em có khiếu văn chương, nếu chịu khó học hỏi thêm, có thể còn viết hay hơn cả thầy đấy. Cứ thử xem…

Tôi đã nghe lời thầy và thử nhiều lần. Đúng như dự đoán, những truyện tôi viết, thầy sửa, đều lần lượt được in trên mặt báo. Và thật lạ lùng, truyện ngắn Cát và Bụi – nhân vật chính là thầy tôi – cũng được một tờ báo trao giải thưởng truyện hay trong năm.

Sau buổi đi lĩnh giải về, tôi được thầy gọi đến, khen truyện tôi viết hay lắm. Thầy tỏ ‎ý tiếc: Nếu để cái truyện của thầy làm đoạn đầu ghép truyện tôi mới viết làm đoạn cuối, hai thầy trò sẽ có một truyện xứng đáng để đời. Chuyện đang vui, bỗng thầy hạ thấp giọng dặn: Một mai nhỡ thầy đi xa, nếu như em làm đúng được các ‎ý tưởng độc đáo kia thì dù ở dưới chín suối, thầy cũng được yên lòng. Nghe giọng thầy buồn buồn, tôi nghõ là điềm gở, đành ậm ừ cho qua chuyện rồi ra về…

Thật không ngờ, chỉ qua một trận ốm xoàng, thầy tôi đã đột ngột qua đời. Trong di chúc viết từ khi mới bước sang tuổi thất thập, thầy đã chu đáo sắp sẵn mọi việc cho vợ con. Riêng dòng cuối cùng, chữ viết còn mới lắm, thầy dặn mọi trình tự làm đám, gia đình cứ thực hiện theo ý tôi để thầy được toại nguyện.

Được hỏi ý kiến, tôi không biết trả lời sao, bèn kể lại chuyện hôm thầy cho gọi. Tôi nói với mọi người rằng: Thầy vốn thích sự độc đáo, nhất định trong lời dặn dò kia có ẩn ý gì đây…

Suốt đêm hôm ấy tôi không ngủ được vì giận mình không hiểu được ‎ý thầy.

Chợt nhớ lời thầy ước, tôi lấy báo ra, đọc liền một mạch hai cái truyện ngắn. Ghép chúng lại, tôi giật thót người, ngỡ ngàng nhận ra đó chính là câu truyện về cuộc đời và ước muốn cuối cùng của thầy.

Theo chỉ dẫn của truyện mà tôi lĩnh hội được, gia đình đã hỏa táng cho thầy ở đài Phục Sinh. Tro cốt được chia làm hai nửa bằng nhau; một nửa đem rắc trên núi Bửu Long; nửa còn lại lấy các tờ giấy in hai truyện ngắn Nhà văn Xóm Chiếu, Cát và Bụi, dùng dây chuối gói lại. đem ra cầu Hòa An, ném xuống giữa dòng sông Đồng Nai vào giờ Thìn.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân


95.
Thuật câu cá
Nguyễn Quốc Văn


Cuối tháng tám, bèo sen vẫn còn phủ xanh mặt ao. Hai bố con lấy cần câu gẩy bèo ra bốn phía, tạo được hai khoảng tròn bằng cái mẹt, bỏ một ít cám nếp rang vàng xuống nhử cá, rồi mắc mồi giun vào lưỡi câu, buông phao. Tiếng cá đớp dưới bèo “pắp, pắp” khiến tôi nôn nao,chờ hễ phao động đậy là giật liền. Cách đó vài bụi trúc, bố tôi ngồi thu lu, một tay chống cằm lơ đãng nhìn những đám mây trắng lững lờ trôi qua khoảng mặt nước giữa đám bèo. Cái phao cuống hoa ngô trắng nõn bỗng chìm nghỉm. Tôi kêu: “Kìa…” làm bố tôi giật mình, vụt nhấc cần câu lên. Dây câu thẳng căng kéo khỏi mặt sóng một cọng rong đuôi chồn mỏng manh như những sợi cước xanh trong nhễu nước xuống… Đến chiều, cầm cái giỏ tre rỗng không lên, tôi buồn thỉu buồn thiu. Bố tôi cười: “Đầy một giỏ”. Tưởng bố đùa, tôi toét miệng cười theo.

Nhiều lần nữa tôi theo bố đi câu. Lạ thật, hai bố con chưa lần nào câu được một con cá nhỏ cho gọi là có duyên; thế mà lúc thu cần, cuộn dây câu bố tôi cứ một mực bảo: “Lại một giỏ đầy…”

Cuối năm học lớp hai, nhờ đọc thông viết thạo nhất khối, tôi được nhà trường thưởng giấy bút và mấy quyển truyện. Về nhà, tôi giở ra khoe mẹ. Cả hai mẹ con sững sờ khi thấy trong mấy quyển truyện kia có một quyển là văn của bố tôi.

Chiều thứ bảy, bố tôi từ tỉnh về, trên cái đèo hàng xe đạp cột một giỏ tre. Tôi dừng đọc truyện, chạy lại đỡ xe cho bố. Bố tôi nháy mắt cười, chỉ vào giỏ cá, bảo: “Một giỏ đầy…” và nhìn vào quyển sách tôi đang cầm trên tay, nói nhỏ như độc thoại: “Một giỏ vơi…”

Lớn lên, tôi đi bộ đội ngang dọc khắp mọi miền đất nước, rồi học xong đại học, làm nghề gõ đầu trẻ ở một nơi cách quê tôi hàng nghìn cây số. Thao thức nỗi niềm quê, nhớ bố mẹ… tôi viết được một cuốn truyện nhỏ về làng quê. Dĩ nhiên, người đọc và biên tập đầu tiên là bố tôi.

Tôi đã nhận được thư của bố. Ông cụ không đả động gì đến văn chương mà chỉ nói đến thuật câu cá. Thư viết: “Thuật câu cá rất khó! Con sẽ thực sự câu được cá khi biết rõ rằng: lúc về tay chỉ xách một cái giỏ nhẹ tênh, nhưng lòng thì đã vấn vương hồn theo những cánh bèo thu muốn con làm cho chúng được đẹp hơn”.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân


96.
Kẻ chơi dao
Đoàn Thị Thu Vân


Y là người có địa vị trong xã hội nhưng đồng thời lại ưa thích sự trung thực. Y cầu trời khấn phật cho mình có một năng lực đặc biệt hiểu thấu được tâm can người khác. Lời cầu khẩn của y thấu đến tai Bụt. Bụt ban cho y một viên ngọc “tha thông tâm”, mang nó trong người sẽ nhìn rõ được tư tưởng của người khác. Y mừng rỡ vô hạn, cảm thấy đó là tất cả ý nghĩa và bí quyết về sự thành công trong cuộc sống.

Hôm sau y đến nơi làm việc. Một thuộc cấp chào đón ‎ y với sự ngưỡng mộ nhiệt thành: “Ô, thủ trưởng kính mến! Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của thủ trưởng, xí nghiệp ta tháng này đã…” Cùng lúc ấy, y đọc được tư tưởng nơi anh ta: “Đồ bất tài vô tích sự! Sao không sớm về vườn cho người khác nhờ!”

Ngỡ ngàng và buồn bực, không còn hứng thú làm việc, y bỏ ra ngoài. Trên đường phố, y gặp lại một người bạn cũ. Anh bạn mừng rỡ vồ vập: “Ôi lâu ngày quá! Tớ vẫn nhắc cậu luôn! Trông cậu hồi này trẻ đẹp hẳn ra!” Nhưng suy nghĩ của anh ta đã kịp hiện lên trước mắt y: “Phải gắng nịnh hắn một chút để xoay món tiền ta đang cần”.

Thất vọng và chán nản, y bước vội về nhà, nơi có người bạn đời tri kỷ đã chia vui sẻ buồn cùng y gần hai mươi năm. Nàng đón y nơi ngưỡng cửa với mắt nhìn âu yếm và giọng nói nũng nịu hệt như ngày nào: “Ôi anh yêu! Tối nay anh phải ở nhà với em đấy nhé!” Không để y kịp tắm mình trong hạnh phúc, vị thần của sự thực vội mách bảo ý nghĩ của nàng: “Thế này thì lỡ kế hoạch của mình mất! Cầu mong sao lão trọc phải trực tối nay, hoặc xéo đi một xó nào cho rảnh”.

Đau đớn và tuyệt vọng, y quày quả bỏ đi trước con mắt ngạc nhiên của nàng. Y đi mãi, đi mãi, xa khỏi thành phố nơi y ở và dừng chân bên một bờ sông. Sau những giờ phút đấu tranh dữ dội, y quyết định vứt viên ngọc xuống dòng sông để làm lại cuộc đời. Y chọn một làng quê hiền hòa và làm bạn với những con người mộc mạc.

Nhưng mỗi buổi sáng thức dậy, nghe câu chào hỏi đầu tiên của người hàng xóm, trong y không sao ngăn được dậy lên những ‎ ý nghĩ: “Sao hắn niềm nở thế? Hắn muốn gì ở ta?” Và cứ như thế, y cố tìm đọc những ‎ ý nghĩ đàng sau những gương mặt. Y suy đoán và tưởng tượng. Y thắc mắc và nghi ngờ. Rồi y đâm ra hơi ngớ ngẩn. Giống hệt như một người bị tẩu hỏa nhập ma khi lòng muốn vượt quá mức mà công phu chưa tới mức. Sự thanh thản trong cuộc sống dường như đã giã từ y, mãi mãi…


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân


97.
Con vẹt
Nguyễn Siêu Việt


Hùng, thằng bạn học cùng lớp, cùng nhập ngũ một ngày với tôi, nằm lại ở Trường Sơn trong một đêm mưa. Không chết vì bom đạn, sốt rét, Hùng chết vì một bữa no rau rừng nhiễm chất độc hóa học. Lúc ấy, sau những trận nôn thốc nôn tháo. Hùng nhổm dậy hỏi tôi:

- Này, cậu có nghe tiếng con vẹt của thầy Chất hót đấy không?

Biết nó đã bắt đầu nói sảng, song tôi vẫn hỏi lại:

- Không. Nhưng cậu bảo sao?

- Nếu cậu còn sống về, nói hộ tớ với thầy Chất là thằng Hùng nó hối hận…

Tôi nhìn vào miếng dạ quang gắn trên chiếc mũ của Hùng. Miếng dạ quang người lính vượt Trường Sơn nào cũng biết, dùng để đi đêm. Đêm ấy, một đêm đại ngàn gợi đêm tiền sử, tôi chợt nhận ra ánh dạ quang như cháy lên từ rất sâu tâm thức con người. Phải rồi, tôi cũng đang nghe thấy tiếng hót của con vẹt…

Đấy là con vẹt mà thầy Chất chủ nhiệm lớp tôi kỳ công nuôi mấy năm trời dạy nó nói được một câu: “Ông Chất ơi, nhà có khách”. Khỏi nói, bọn học trò khoái con vẹt đến thế nào. Thằng Hùng bỏ cả học đi bắt cào cào cho vẹt. Nhưng rồi, thầy Chất cũng lường đám học trò quỷ sứ, nên đã cất biến con vẹt vào tận buồng ngủ, cách ly với chúng tôi.

Giữa lúc ấy thầy bị ốm đi bệnh viện. Có tin thầy ốm do buồn phiễn nỗi học sinh hư. Trước đó lớp tôi xảy ra vụ bê bối, mà tai tiếng không chỉ khoanh trong lớp, trong trường.

Nguyên do chỉ tại có đoàn quay phim nước ngoài đến trường. Giữa lúc quay cảnh ra chơi, học sinh trật tự ra theo hàng lối thì ở lớp 10A học sinh chạy túa ra, trèo qua cả cửa sổ. Tức thì nhà quay phim vội vác máy chạy lại thu cảnh đó. “Thế mới là học sinh” họ lập luận. Cuối cùng, khi những thước phim cùng cuộc tranh cãi người ta mang lên tỉnh phân giải, thì ở trường một nửa sĩ số lớp tôi bị cảnh cáo dưới cờ. Riêng thằng Hùng, kẻ đầu têu bị nhận dòng chữ phê trong học bạ “Làm mất thể diện chính trị” và cuối năm bị tổng kết hai môn chính trị. Người ta nói, thằng Hùng đã bị trù. Trước đó có lần đi qua khu tập thể giáo viên, nhìn thấy cả nhà thầy Chất đang ngồi ăn cơm trên cái chõng tre, nó đã hát: “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Những năm ấy, tội trọng thế, kể như cánh cửa tiền đồ đã đóng, trừ cửa đi lính!

Hôm thầy Chất khỏi ốm về, ngay buổi tối cả lớp kéo đến thăm thầy. Vắng mỗi thằng Hùng. Không hiểu l‎ý do gì. Tôi để ‎ ý không thấy con vẹt đâu cả. Thì ra nó đã bay mất từ hồi chiều.

Số là lúc thầy về, con vẹt nhận ra chủ, sà cánh ra đón, nhưng thay vào câu chào “ông Chất ơi, nhà có khách”, lúc này nó dẩu mỏ gọn lỏn một câu “Nhà hết khác”. Nổi cáu, thầy vớ luôn cái phất trần quật nó túi bụi. Thoát lên nóc nhà, con vẹt vẫn còn quay mỏ lại: “Nhà hết khách”. Rồi cứ đâu ở đấy như chọc mắt chủ. Chỉ đến chiều, khi thầy Chất cắt tiết gà, con vẹt mới bay đi hẳn. Người ta bảo giống vẹt nuôi nhìn thấy máu là nó bỏ đi ngay.

Chúng tôi đưa nào cũng tiếc ngẩn ngơ con vẹt. Nhưng kẻ nào đã dạy con vẹt lếu láo thì không ai biết. Phải đợi tới cái đêm Trường Sơn ấy, nghe lời trăng trối của thằng Hùng, tôi mới giải đáp được.

Và tôi cũng hiểu tại sao, sau sự việc đó, thầy chủ nhiệm không bao giờ nhắc đến con vẹt nữa, như thể nó chưa hề có trên đời. Thầy cũng không truy tìm thủ phạm, cố giữ kín chuyện. Hình như con vẹt đã trích vào chỗ đau sâu kín nhất của thầy.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân


98.
Phong bì rỗng
Ngô Vinh


Nhận thư của chị Lan ở Mỹ gửi về, tôi mừng khấp khởi, hồi hộp mở phong bì. Lạ thật, bên trong chả có gì. Dấu bưu điện hai nước còn nguyên, mép dán kín không suy suyển. Tôi đi ra, đi vào, nghĩ ngợi lan man.

Cô em tôi ở phòng bên nghe có thư, chạy vội sang:

- “Thư trước chị Lan gửi cho em nói thư này sẽ viết cho anh và em đầy đủ hơn. Anh cho em xem thư với”.

Tôi đưa cho cô chiếc phong bì rỗng.

- “Thôi, đừng đùa nữa anh”, em tôi nói.

- “Thật đấy, chỉ có thế”, tôi bực mình, xẵng giọng.

Cô không giấu vẻ nghi ngờ, hậm hực bỏ về phòng mình. Chú em rể nhìn tôi, vẻ khang khác. Mấy ngày liền, câu nói, tiếng cười vắng lặng. Hai buồng liền kề mà như xa cách phố.

*

Tháng sau, chị Lan về, mọi sự được giải tỏa. Anh em tôi nhìn nhau, ngượng ngập.


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân


99.
Bà cổ tích
Anh Vũ


Là trẻ con, ít đứa không mê cổ tích. Tôi cũng thế thôi. Ngoài bao nhiêu cổ tích Việt Nam, tôi còn biết thêm nhiều chuyện dân gian, thần thoại các nước. Tất cả đều nhờ sách báo, chiếu bóng, tivi. Riêng cảnh quấn quít nghe bà kể chuyện, tôi chưa hề được sống qua một lần.

Tôi thường đọc thấy người ta hay viết rằng: Được buổi trời trong gió mát, mấy đứa bé lại rủ nhau khênh chõng kê giữa sân. Hoặc đơn sơ trải manh chiếu bên thềm...

Ấy là lúc thư thả. Mấy bà cháu quây quần đợi ông giăng lơ lửng lên khỏi ngọn tre xanh đen gật gù.

Bà ngồi còng còng như gốc cổ thụ dãi dầu mưa nắng. Đàn cháu xúm xít làm nụ làm hoa. Đứa cậy bé, sà vào lòng bà nũng nịu. Đứa bíu quanh lưng bà. Đứa bò toài lê la, nghênh nghếch mặt hóng về phía bà... Là trẻ con, đứa nào không háo hức chờ nghe chuyện ngày xưa. Sao chẳng có tôi trong lũ trẻ đó? Bà ngoại tôi xa, bà nội tôi làm công nhân cùng trong thị xã này, nhưng vẫn ở căn hộ tập thể nhà máy mấy khi tôi được gặp. Còn người bà cổ tích, nhiều lúc tôi lại ngỡ đang ngồi trước mặt...

Khẽ cau mày mắng yêu lũ cháu vòi vĩnh xong, bà bỗng móm mém cười. Bà hiền từ ngẩng lên, khuôn mặt ngời ngợi ánh trăng, nhẩn nha câu vào chuyện muôn thuở. Rằng ngày xửa ngày xưa... Tiếng bà rủ rỉ xa gần, lúc vui lúc buồn. Như tiếng ngân của cỏ cây xóm mạc. Như tiếng vọng của đất cát trời đêm...

Chuyện bà kể, dắt díu miên man, tối này gối sang tối khác. Bà là nguồn cổ tích chẳng bao giờ vơi cạn. Tôi trông rõ dòng chảy sóng sánh lấp loáng. Tôi nhảy xuống tùm tũm tập bơi, tập lặn. Nước mát vỗ quanh tôi nổi bọt. Hoa sóng phập phồng bao bóng dáng kì ảo của cô Tấm, chàng Sọ Dừa, nàng Tiên, ông Bụt. Rồi quan Trạng, lão Phú ông...

Những nhân vật ấy tôi thuộc tự tấm bé, thuở vỡ lòng học chữ, bà nội mua cho quyển truyện tranh làm quà. Tôi đã biết đánh vần từ tập "Tấm Cám" đó. Bây giờ vẫn thèm nghe ai kể lại, cho mình ôn đủ câu nhớ câu quên. Biết tìm đâu người xưa cũ ấy? Bà nội tôi tất bật suốt ngày. Lâu lâu mới thấy bà phóng xe máy ghé qua. Mãi gần đây, cô tôi đi lấy chồng, chú út vào đại học, bà có dịp đến nhà tôi lâu hơn.

Nhớ lần ấy, chú mèo con cứ quẩn bên bà. Tôi đuổi mãi không xong, tức lắm, dư dứ định đá nó mấy lần. Bà cười vuốt ve lưng con vật, nựng nịu như nói cùng ai: "Tội nghiệp nhỉ... Bé tí thế này sao cứ bị dậm dọa. Thôi nằm ngoan ngoan đây nào..."

Tôi lạ lùng nhìn con vật tinh nghịch cuộn khoanh góc ghế ra vẻ khoái chí. Suốt buổi nó không còn chạy trước nhảy sau, vướng víu lung tung nữa. Tiếng gừ gừ chú mèo con, êm ả như của đêm trăng nào quen lắm. Như tự thời con vật còn hiểu được tiếng người.

Tình cờ, bà đến bên cửa sổ, có chậu cảnh chả hiểu sao héo rũ. Bà xuýt xoa: "Thứ hồng quế này quý lắm. Ai nỡ để chết khô thế này. Nào, hồng tươi lên nhé..." Ngọn cây mềm oặt, dưới cơn mưa nhẹ tay bà, chợt cứng cáp đứng lên. Mấy nụ xúm xít he hé nở. Nụ bụ nhất xòe cánh hoa đỏ thắm ngan ngát. Tôi đứng lặng giữa làn hương hồng lâng lâng, chợt tưởng đến đâu đây, những giàn lý búi nhài. Có lẽ mình đang được sống cảnh bà kể chuyện thật chăng?

Hoa còn nở, bà đã phải về. Con mèo meo meo muốn vọt theo. Tôi vội cúi xuống bế nó lên, đặt ngồi bên bậc cửa cạnh chậu hồng. Mấy đứa chúng tôi cùng mê mải, dõi theo mãi bóng xe máy tàng tàng của bà, đang hòa dần trong dòng sáng đường phố vừa lên đèn. Đông đúc. Vội vã... Tấm áo công nhân bạc phếch vai, và mái tóc cắt cao uốn gọn, với mùi khói xăng xe, tìm đâu trong chuyện ngày xưa?


**********

saudong

saudong
Bạn Thân
Bạn Thân


100.
Khách thương hồ
Hào Vũ


Chị lặng im nhìn hắn. Hắn lặng im nhìn trời mưa, ly rượu cầm mãi trên tay. Chị ăn khô đi, khô sặt cá đó. Dà, tôi không quen ăn khô. Chị uống nước đi, trà nóng đó. Chị cầm ly trà nhắp một ngụm nhỏ. Bên ngoài trời mưa vẫn lớn. Gió lồng như con ngựa hoang quật nghiêng ngả hàng tràm mọc theo bờ kinh. Nước đang ròng. Chiếc ghe nằm lọt sâu trong lòng kinh. Mưa siết trên vách lá che khum trên chiếc. Thật là hung dữ gió Đồng Tháp Mười. Nhưng trong chiếc ghe thì thật yên tĩnh. Một ốc đảo yên bình. Mưa lớn quá. Chị nói. Dà, chị uống trà đi, không nguội hết ngon. Mưa lâu quá, tôi có công chuyện đang chờ dưới ấp Mới. Mưa này người ta cũng phải thông cảm cho chị chớ.

Hắn là ai, từ đâu tới, chị không biết, chỉ biết hắn là chủ chiếc ghe thương hồ thường bơi dọc theo con kinh xuống ấp Mới. Tiếng rao mệt mỏi của hắn vọng từ dưới lòng kinh đôi khi cũng làm chị chú ‎ý: “Ai tương chao, nước mắm, trái câ, rau cải … ơ…”. Hắn còn bán cả tập vở học trò, có cả đôi ba tờ báo cũ nhưng không giảm giá, có lúc còn tăng giá mà vẫn có người mua để đọc. Ở đây xa xôi quá. Có thể hắn cũng chú ‎ý tới chị. Chị có một giò, đi bằng chân giả như hắn. Chị bị thương hồi đánh Mỹ. Hắn thì chị không biết vì sao bị cưa một giò. Bệnh tật, tai nạn giao thông, hay chiến tranh? Hắn đi bằng tay nhiều hơn, hắn bơi chèo. Chiếc chân giả nằm lăn lóc nơi mũi ghe khiến ai cũng phải để ‎ý. Giống hệt chiếc chân thật mới cắt ra từ cơ thể của ai đó. Cảm giác rờn rợn.

Sao anh bị mất giò? Câu hỏi ấy mấy lần mấp máy nơi miệng chị, lại thôi. Quan tâm tới đời tư người ta mà làm gì. Trời vẫn mưa lớn. Không có ghe của anh thì tôi ướt hết, bệnh không chừng. Tại sao lúc mưa thấy ghe tôi chị không xuống mà lại chạy để tôi phải bơi ghe đuổi theo? Hướng ấy làm gì có nhà ai để chị đụt mưa? Chị định chạy đi đu? Tôi chạy điên ấy mà. Ôi, mưa lâu quá. Người ta đang chờ tôi. Chị thiệt là… mưa lớn người ta cũng phải thông cảm cho chị chớ. Đành vậy. Nhưng tôi vẫn áy náy. Tôi không quen tự dễ dãi với mình. Chị định nói với hắn như thế, lại thôi. Tâm sự với hắn làm gì. Im lặng. Tiếng mưa siết trên vách. Cái chân giả làm chị thấy vướng. Ghe chật, phải chi ở nhà, chị đã tháo nó ra. Ông xã chị cũng công tác như chị à? Hắn lại hỏi rồi nói một mình qua miệng ly rượu. Trời mưa uống rượu sướng thiệt. Phải chi chị cũng biết uống rượu. Lúc nào tôi cũng thèm có bạn rượu. Hắn không có ‎ý chờ câu trả lời của chị. Nhưng chị lại muốn được trả lời. Đàn ông mấy anh có ai chịu cưới vợ quê như tôi đâu. Nhưng chị kềm được. Việc gì phải tâm sự với hắn. Vả chăng hơn bốn chục tuổi đầu chưa có chồng có hay ho gì mà khoe. Trả lời có chồng rồi chị lại không muốn. Hắn không đáng bị nói dối. Hắn đã đối xử tốt với chị.

Hình như nước lớn. Chị vạch một khe hở nơi vách cà – rèm nhìn ra ngoài. Chiếc ghe đang nổi lên cao. Liệu mọi người có thông cảm với chị? Cuộc họp có đợi chị? Tại sao chị không đội mưa đi tới đó. Ngày xưa mưa bom bão đạn chị còn dám đi. Không, chị phải xuống ấp Mới ngay bây giờ… Nhưng mà… dù sao cũng đã trễ quá rồi.

Đột nhiên chị trở nên liều lĩnh. Anh cho tôi miếng rượu. Mưa lâu quá, bây giờ cũng chưa chịu ngớt nữa. Chị cũng biết uống rượu à? Ăn khô à? Ban nãy chị giữ ‎ ý với tôi à? Ừ, mưa lâu quá, chưa khi nào lại mưa lâu và lớn như vầy. Chị uống đi, nếp đó.

Chị tháo chiếc chân giả ra. Để ngoài mũi ghe đó, chân giả sợ gì mưa ướt. Chị phì cười. Ừ, thật đơn giản, chân giả thì sợ gì khô với ướt. Chị đẩy chiếc chân giả ra ngoài mũi ghe. Chiếc chân giả của hắn cũng ngoài đó. Tại sao anh bị mất giò? Câu hỏi cũ lại mấp máy nơi khóe miệng nhưng sau cùng chị đã không hỏi.


**********

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 5 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết