You are not connected. Please login or register

Kỹ Thuật Chụp Ảnh

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Kỹ Thuật Chụp Ảnh Wed Nov 04, 2009 5:09 pm

Ga Rung


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

Sự kỳ diệu của ánh sáng trong nhiếp ảnh

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhiếp ảnh. Trên thực tế, tất cả các bức ảnh đều được chụp với hiệu ứng ánh sáng trên vật thể, cho dù là ánh sáng tự nhiên hay nguồn sáng được tạo ra do đốt nóng ( Ví dụ : lửa , đèn điện v.v.. ) Những nhiếp ảnh gia có am hiểu về mắt , ống kính và quang phổ màu đều có thể điều tiết ánh sáng khi chụp dễ dàng hơn rất nhiều.

Dải quang phổ màu

Cả ánh sáng tự nhiên của mặt trời và ánh sáng nhân tạo đều được nhìn với màu trắng đối với mắt thường. Tuy nhiên , nếu ánh sáng được chiếu qua một hình lăng trụ, nó sẽ được chia ra thành các màu như của cầu vồng gồm 7 màu. Hiệu ứng này đã chứng tỏ nhiều điều về sự tổng hợp “Màu” trắng.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Khi ánh sáng chiếu tới vật thể, vật thể đó hấp thụ vài màu và phản xạ các màu còn lại. Phần còn lại của dải màu không bị hấp thụ đó phản xạ lại, và đó là những hình ảnh mắt người sẽ thu nhận được về vật thể.
Ví dụ : Khi ánh sáng chiếu vào một bức từng trắng , nó sẽ phản xạ lại hầu hết các bức xạ. Đó là lý do mắt người hoặc ống kính máy ảnh nhận thấy đó màu trắng. Trong khi đó một bông hoa hồng đỏ phản xạ ánh sáng đỏ trong dải quang phổ và giữ lại tất cả các màu khác, hoặc một vật thể màu đen thì hấp thụ hết tất cả dải màu mà không phản xạ lại gì cả

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Ánh sáng tự nhiên trong ảnh màu

Ánh sáng tự nhiên trong ảnh màu không phải là một yếu tố bất biến như bạn nghĩ. Vào các thời điểm khác nhau trong ngày, các dải màu trong dãy quang phổ cũng sẽ biến đổi trội hơn so với các dải màu khác. Ví dụ, ở thời điểm giữa trưa, sự phân bố của dải màu xanh lục sẽ trội hơn so với các dải màu khác và cho ra 1 ánh sáng “mát” , và nếu bạn có ý định chụp ảnh buổi trưa thì thật tuyệt, bạn sẽ có những bức ảnh đẹp , sắc nét và tràn đầy ánh sáng . Nên lưu ý nhỏ nếu bạn sống ở vùng phía bắc thì chụp ảnh sẽ đẹp hơn là ở các vùng gần xích đạo vì khi đó ánh sáng sẽ chiếu ngang chứ ko chiếu từ đỉnh đầu…


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


Ngược lại, ánh sáng tự nhiên lúc mặt trời lặn và mọc cho ta nhiều dải màu đỏ trong dãy quang phổ. Được biết như là “màu ấm” trong nhiếp ảnh, ánh sáng mặt trời mọc và lặn cho ta bức ảnh ấm áp và ảnh ko nét.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh

Khi một nhiếp ảnh gia sử dụng ánh sáng nhân tạo trong ảnh, hiệu ứng ánh sáng sẽ phụ thuộc vào kiểu bóng điện mà anh ta sử dụng. Dải quang phổ “ấm áp” được phân tán từ ánh sáng gắt tạo ra những hiệu ứng Tương Phản khác với những bức ảnh tạo bởi ánh sáng nét, hẹp và tập trung như ánh đèn cao áp đường phố vậy.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Những bức ảnh được chụp với ánh sáng nhân tạo nhờ làm nóng vật thể thường sẽ cho ra một màu Vàng đặc trưng. Một nhiếp ảnh gia có thể “chiến đấu” với thể loại này theo 2 cách. Cách thứ nhất đó là sử dụng một miếng lọc màu xanh lục để bù lại cho màu vàng bị thừa quá mức. Nếu bạn sử dụng máy phim thay vì máy số, bạn có thể sử dụng phim Tungsten (được sử dụng cho môi trường studio ảnh chuyên nghiệp ). Mặc dù người ta không có chủ ý thiết kế film đó để xài với ánh sáng chói, nhưng tungsten film giảm tông màu vàng một cách đáng kể với những bức ảnh chụp trong nhà.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Người ta hay sử dụng ánh sáng tán xạ để tạo các hiệu ứng khuếch tán ánh sáng và thường sẽ bị nghiêng sang màu lục trong ảnh. Sử dụng ánh sáng tán xạ hoặc bộ lọc ánh sáng ban ngày sẽ làm giảm đi những màu sắc kém hấp dẫn này.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Ánh sáng đường phố , cũng như ánh sáng tán xạ, có thể tạo nên những bức ảnh có hơi hướng bị lục hóa. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia có thể sử dụng hiệu ứng này làm lợi thế cho anh ta ví dụ: Trong bóng tối, thì những màu lục hóa có thể làm cho bức ảnh trở nên “ma quái” hơn.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Ánh sáng tán xạ và ánh sáng trực tiếp trong nhiếp ảnh

Hướng ánh sáng trong nhiếp ảnh rất quan trọng: góc ánh sáng khác nhau sẽ tạp ra những hiệu ứng bóng đổ khác nhau, do đó tạo nên một cái nhìn khác cho chủ thể trong mỗi lần chụp

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Ánh sáng trong nhiếp ảnh có thể là ánh sáng tán xạ hoặc ánh sáng trực tiếp. Ánh sáng trực tiếp, ví dụ như ánh sáng ban ngày từ mặt trời hoặc mặt trăng, tiếp cận tới chủ thể chỉ từ 1 phía. Nếu bạn đang tìm độ tuơng phản cao giữa sáng và tối , thì ánh sáng trực tiếp là một sự lựa chọn tốt

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Ngược lại, ánh sáng tán xạ chiếu tới chủ thể từ nhiều nguồn. Ánh sáng khuyếch tán là một ví dụ của ánh sáng tán xạ trong nhiếp ảnh. Độ tương phản thấp trong ánh sáng tán xạ sẽ tạo ra mức ảnh ít màu sắc và
ko được nét Việc tinh chỉnh ánh sáng được coi là tối quan trọng đối với máy ảnh số . Sau đâu là một vài tinh chỉnh phổ biến Tự động: Khi bạn muốn máy ảnh của mình phù hợp với ánh sáng thay đổi thường xuyên

Mây: Khi chụp ngoài trời có mây trắng hoặc mây đen bao phủ Kỹ Thuật Chụp Ảnh Face-smile-big
Ban ngày hoặc nắng: Khi chụp bên ngoài ánh sáng rạng rỡ
Flash: Đèn chiếu phụ giúp chụp ảnh đủ sáng trong trường hợp thiếu sáng
Đèn huỳnh quang: Chụp khung cảnh với đèn huỳnh quang Kỹ Thuật Chụp Ảnh Face-plain
Ánh sáng chói hoặc đèn dây tóc ( Tungsten ) : để chụp những bức ảnh có ánh sáng gắt hoặc độ tương phản cao

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Chụp manual: Khi bạn muốn quản lý độ sáng cho từng ảnh một. Điều này yêu cầu nhiếp ảnh gia giữ một mảnh giấy trắng trước máy ảnh để thay đổi tinh chỉnh bằng tay ( Cân bằng trắng ) Ánh sáng không những rất quan trọng đối với màu sắc của ảnh màu, nó còn thậm chí quan trọng hơn cho ảnh Đen trắng hoặc ảnh theo sắc Sepia. Điều này dường như ko phải vấn đề trực giác, Việc ko có màu khiến cho ảnh đen trắng quan trọng nhất là vấn đề tương phản giữa sáng và tối Điều căn bản nhất của ánh sáng trong nghệ thuật ảnh đen trắng cũng y như ảnh màu vậy. Ví dụ : Ánh sáng được chiếu trực tiếp thì tạp ra tương phản lớn hơn là ánh sáng tán xạ.  Bởi vì độ tương phản giữa ánh sáng và bóng tối dễ dàng nhận ra hơn khi đó là ảnh đen trắng. Người nhiếp ảnh gia nên chọn ánh sáng trực tiếp khi chụp ảnh vì như vậy ảnh sẽ nét và có độ tương phản cao hơn Kỹ Thuật Chụp Ảnh Face-smile


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Sưu tầm

Ga Rung


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

Những điều phó nháy cần biết để chụp ảnh đẹp với Flash.

Chụp ảnh với flash có độ phức tạp gấp 3 lần so với chụp ảnh với ánh sáng của môi trường (ambient light). Tuy nhiên, khi chúng ta đã hiểu những gì xảy ra trong vài mili giây sau khi nhấn nút chụp hình, chúng ta sẽ không còn thấy nó quá khó nữa và có thể chụp được những bức hình theo ý mình.


Cơ bản

Trước khi phiêu lưu vào thế giới của chụp ảnh với flash, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về độ phơi sáng (exposure). Bài hướng dẫn này mặc định rằng bạn đã hiểu được sự ảnh hưởng của tốc độ chụp (shutter speed) tới độ phơi sáng và bắt dính các chuyển động (motion blur), sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh (depth of field), sự ảnh hưởng của độ nhạy sáng (ISO setting) tới độ phơi sáng và nhiễu (digital noise).

Những vấn đề cần biết khi chụp ảnh với flash

Bốn vấn đề đầu tiên là những vấn đề chung, bất kể bạn sử dụng flash gắn sẵn trên máy, flash ngoài gắn vào hotshoe hoặc ánh sáng studio (studio strobes).

#1: Mọi tấm ảnh chụp với flash đều có 2 loại phơi sáng:

Phơi sáng với ánh sáng của môi trường
Phơi sáng với ánh sáng của flash. Đây là vấn đề rất quan trọng cần phải nhớ.
Hãy tưởng tượng ra trình tự: màn trập mở ra, flash nháy sáng, màn trập đóng lại. Trong khoảng thời gian này, cả ánh sáng của môi trường lẫn ánh sáng của flash đều đóng góp vào quá trình ghi nhận hình ảnh.

Chụp ảnh với flash yêu cầu bạn phải kiểm soát được cả hai loại phơi sáng này.

#2: Sự phơi sáng đối với ánh sáng của flash không bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp (shutter speed).

Toàn bộ quá trình phát sáng của flash bắt đầu và kết thúc trong khi màn trập đang mở, vì vậy việc để màn trập mở lâu hơn không giúp cho việc rọi sáng của flash. Sự phơi sáng đối với ánh sáng của flash và tầm hiệu quả của flash chỉ bị ảnh hưởng bởi khẩu độ và độ nhạy sáng chứ không phải bởi tốc độ chụp. Tuy nhiên, ánh sáng của môi trường trong khi chụp với flash sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp. Vì vậy, thay đổi tốc độ chụp là một cách để kiểm soát lượng ánh sáng từ môi trường được thu lại trong quá trình chụp với flash.

#3: Sự rọi sáng của flash bị ảnh hưởng rõ rệt bởi khoảng cách chụp.

Điều này cũng tuân theo quy luật căn bậc 2.

Giả sử chúng ta sử dụng một lens cho tầm nhìn (field of view) là 4×6ft và khoảng cách chụp là 10ft. Cũng lens trên sẽ cho khoảng nhìn là 4×12ft nếu khoảng cách chụp là 20ft. Khi chúng ta nhân đôi khoảng cách chụp, diện tích ánh sáng sẽ phải bao phủ rộng gấp 4 lần (96ft2 so với 24ft2). Để đảm bảo cho độ sáng là như nhau thì lượng sáng cần phải cung cấp sẽ lớn gấp 4 lần.

Hiện tượng này, thỉnh thoảng được gọi là “flash falloff”, sẽ ảnh hưởng tới một hình ảnh nào đó khi chụp nhiều đối tượng tại các khoảng cách khác nhau. Khi khoảng cách tới đối tượng chụp tăng lến 1.4 lần (căn bậc 2 của 2), ánh sáng của flash rọi lên đối tượng sẽ bị giảm đi một nửa.

Giả sử chúng ta chụp một nhóm người xếp hang. Người đứng đầu cách chúng ta 10ft và người đứng hàng cuối cách chúng ta 14ft. Với nguồn sáng flash là nguồn sáng chính thì người đứng đầu sẽ sáng hơn người đứng cuối một stop.

Trong tấm hình dưới đây, mỗi chiếc cốc sáng hơn chiếc đứng sau một stop và tối hơn chiếc đứng trước 1 stop. Chiếc cốc đầu tiên sẽ sáng hơn chiếc cốc cuối cùng 16 lần. Những con số về khoảng cách trên tương tự như f/stop đối với khẩu độ.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


#4: Ánh sáng môi trường và ánh sáng từ flash được máy ảnh đo một cách riêng biệt.

Trong chế độ Av, Tv hoặc P, độ phơi sáng theo ánh sáng môi trường có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh tốc độ, khẩu độ hoặc cả hai yếu tố. Trên thực tế, flash được bật cũng không có ảnh hưởng gì đối với độ phơi sáng theo ánh sáng môi trường (ngoại trừ khi sử dụng chế độ P, máy ảnh ko sử dụng tốc độ chụp chậm hơn 1/60 khi sử dụng flash). Hệ thống đo sáng của máy ảnh không thể ước đoán được bao nhiêu ánh sáng thu được từ đèn flash, vì thế nó không thể dùng ánh sáng này để thiết lập tốc độ, khẩu độ.




#Vấn đề số 5 liên quan tới các hình thức sử dụng đo sáng flash (flash metering) tự động, bao gồm “auto thyristor” flash, TTL, E-TTL hoặc E-TTL II.:

Đối với đo sáng flash tự động, ánh sáng chiếu từ flash được đo sau khi nút chụp ảnh (shutter button) được bấm và lượng ánh sáng phát ra từ flash được điều chỉnh tương ứng.

Có một vài khác biệt kỹ thuật giữa các hình thức đo sáng flash nhưng tất cả các hình thức này đều hoạt động độc lập với viêc đo sáng đối với ánh sáng môi trường bằng cách điều chỉnh lượng ánh sáng phát ra từ flash chứ không phải thay đổi các thông số phơi sáng của máy ảnh.

#6: Mọi máy ảnh SLR với màn trập cơ học (mechanical shutter) thường có một tốc độ chụp tối đa để đồng bộ hóa với flash (maximum flash sync shutter speed) (1/200 hoặc 1/250 đối với các máy Canon DSLR hiện nay).

Tại tốc độ chụp chậm, màn đầu tiên (first curtain) được mở, flash phát sáng, và sau một khoảng thời gian nhất định, màn thứ hai (second curtain) đươc đóng lại sau màn thứ nhất. Tại tốc độ chụp nhanh hơn flash sync, màn thứ 2 bắt đầu được đóng lại trước khi màn thứ nhất được mở toàn bộ. Màn thứ hai đóng lại sau màn thứ nhất và hai màn này chạy song song với nhau theo dọc khung hình, chỉ phơi sáng chỉ phần hình ảnh nằm giữa hai màn vào thời điểm đó. Flash phát sáng trong suốt quá trình này sẽ rọi sáng chỉ một phần của hình ảnh.

#7: (Chỉ áp dụng cho các máy ảnh số hiện đại).

Nếu chúng ta thiết lập tốc độ chụp nhanh hơn flash sync hoặc sử dụng chế độ Av với khẩu độ yêu cầu phải có tốc độ chụp nhanh hơn flash sync để đạt được độ phơi sáng đúng, máy ảnh sẽ tự động chuyển tốc độ chụp về tốc độ flash sync khi tấm ảnh được chụp nếu flash built-in hoặc flash gắn ngoài được bật. Thường thì kết quả là dư sáng trừ khi chúng ta thiết lập “safety shift” trong custom function. Khi ảnh bị dư sáng khi sử dụng flash ngoài trời, có thể là do nguyên nhân trên.

Ảnh chụp thường không bị dư sáng do sánh sáng từ flash mà thường bị dư sáng do ánh sáng môi trường bởi vì tốc độ chụp quá thấp. Nếu chúng ta sử dụng flash để bù sáng trong điều kiện trời sáng, cần phải giảm khẩu độ hoặc giảm ISO để tốc độ chụp thấp hơn tốc độ flash sync.

Dịch từ “Flash Photography 101-A beginner’s guide” của tác giả Curtis N. tại diễn đàn Canon Digital Photography. Đây là một bài viết rất hay cho những ai bắt đầu hoặc muốn tìm hiểu cách sử dụng flash rời. (JuneSun)

Nguồn

3Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thu Nov 05, 2009 9:02 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

HP gom lại thành 1 topic chuyên về kỹ thuật Gà nhá thank

http://thohanphong.blogspot.com/

4Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thu Nov 05, 2009 9:58 am

Ga Rung


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

28 bài tập giúp khai mở tiềm năng nhiếp ảnh của bạn

Đây là một bộ 28 bài tập giúp các bạn mới cầm máy khai mở tiềm năng nhiếp ảnh của mình.


Nếu tự nhận thấy mình là nguời vừa đặt chân vào thế giới nhiếp ảnh, bạn đừng vội vàng khởi đầu bằng cách mua ngay những ống kính dòng cao cấp, đắt tiền. Bạn nên luyện tập những bài tập duới đây trước.

1. Thử nghiệm với kit lens ( ống kính zoom thường đi cùng với máy ảnh ). Ống kính này sẽ làm bạn kinh ngạc về khả năng của nó.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


2. Chụp ảnh ở mọi tiêu cự, khẩu độ và tốc độ .

3. Thử chụp ảnh cùng một đối tượng với nhiều thiết đặt ISO khác nhau. Xem cách khẩu độ, tốc độ thay đổi khi thiết đặt các mức ISO khác nhau.

4. Khám phá mối tương quan giữa các biến số liệt kê ở #2 và #3 . Học “phơi sáng” một bức ảnh với nhiều cách khác nhau qua việc thay đổi biến số này rồi tới biến số kia (Khẩu độ, tốc độ, ISO ) .

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


5. Đừng bỏ qua các “chế độ” chụp ảnh được lập trình sẵn trên máy của bạn, hãy dùng qua nó.

6. Chụp ảnh “thiếu sáng” hay “thừa sáng” một cách có chủ ý, để tạo nên cái cảm xúc mà bạn muốn truyền tải tới nguời xem ảnh .

7. Thử nghiệm với Bokeh và dùng nó như một phương cách sáng tạo .

Bokeh trong một bức ảnh chụp ở tiêu cự 85mm và khẩu độ f1.2 .

Bokeh trong bức ảnh chụp ở tiêu cự 200mm, khẩu độ f2.8

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


8. Đặt ống kính của bạn ở một mức tiêu cự và chụp ảnh ở tiêu cự đó trong suốt ngày. Luyện tập zoom bằng chân

9. Dành trọn ngày chụp ảnh với ống kính đặt ở chế độ lấy nét manual . Học cách lấy nét mà không phải dựa dẫm vào tính năng lấy nét tự động của máy.

10. Chụp ảnh ở tốc độ thấp ( cầm tay và đặt trên giá ba chân ). Nhận biết ở tốc độ nào thì bạn không còn cầm máy đủ vững để chụp một bức ảnh không bị rung. Tạo cảm giác chuyển động trong một bức ảnh mà bạn muốn treo. Làm chậm dòng chảy của thác cho đến khi nước nhìn giống như dải sương khói đang chuyển động .

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


11. Chụp một số ảnh ở tốc độ cao. “Bắt đứng” hành động giữa không trung .

12. Để máy ở chế độ Bulb. Đường xẹt của sao khi di chuyển, ánh đèn xe trải dài, ảnh bóng ma, và pháo bông thảy đều là cơ hội tuyệt vời cho bạn tạo ra bức ảnh mà bạn sẽ hãnh diện khi chia sẻ cùng bạn bè .

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


13. Bắt lấy hình ảnh của tia sét .

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


14. Chụp ảnh mặt trăng. Không phải ảnh cận cảnh của mặt trăng mà một ảnh phong cảnh có trăng trong đó

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


còn nữa

5Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thu Nov 05, 2009 10:01 am

Ga Rung


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

hàn phong đã viết:HP gom lại thành 1 topic chuyên về kỹ thuật Gà nhá thank

Hôm qua Gà tính kiếm 1 phòng về kỹ thuật mà không thấy nên post liêb tục 2 bài cảm ơn HP đã gom lại. :khoaichi

Tiếp theo:

15. Tập kỹ thuật Panning. Xe cộ chuyển động nhanh hay vận động viên trong một sự kiện thể thao là những đối tượng tuyệt vời để bạn luyện tập kỹ thuật này.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


16. Chụp ảnh giọt nước, đến khi bạn có được một tấm làm bạn cảm thấy muốn in ra.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


17. Chụp ảnh chân dung của bạn bè.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


18. Chụp ảnh đời thường của bạn bè.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


19. Xin phép 10 người lạ cho bạn chụp ảnh của họ.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


20. Chân dung tự chụp . Tìm một tấm khả dĩ làm bạn muốn cho nguời khác xem.

21. Thử chụp cận cảnh một số thứ, bạn có thể không có được tấm ảnh macro thực sự, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả mà kit lens mang lại .

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


22. Xuống phố vào buổi đêm và chụp một số ảnh không flash. Tập cách dùng ánh sáng sẵn có.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


23. Tập cách dùng đèn cóc trên máy. Thử dùng giấy lọc cà fê / giấy mỏng để làm dịu ánh sáng gắt của flash hay một danh thiếp để có hiệu ứng ánh sáng dội .

24. Chụp hình vào buổi trưa. Nghiên cứu việc các bóng đổ có thể tạo ra các trạng thái, cảm xúc thế nào cho ảnh .

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


25. Làm ai đó bật cười với một ảnh do bạn chụp.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


26. Làm ai đó dừng lại và suy ngẫm, với một ảnh do bạn chụp .

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


27. Luyện tập sử dụng phần mềm xử lý hậu kỳ của ảnh. Đây chính là phòng tối của bạn .

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


28. In các gợi ý bên trên ra và đánh dấu các mục bạn chưa thực hành chỉ với ống kính “kit lens” . Hãy thực hành các mục bạn đánh dấu .

Chúc các bạn sớm thành tài!

Nguồn

6Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thu Nov 05, 2009 10:07 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

28 bài này rất hay, đúng là ngưới mới cầm máy rất nên xem, mà người cầm lâu (như HP) cũng nên xem vì cầm đã lâu mà chưa có bức ảnh nào ra hồn cả :gialo : :khoaichi Nếu siêng Gà chia sẻ thêm ở TQ đi cho vui. cooll

http://thohanphong.blogspot.com/

7Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Fri Nov 06, 2009 9:43 am

Ga Rung


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

:roll: để Gà xem và sưu tầm thêm một số tư liệu rùi Gà Spam lên nha :honghieu:


Silhouette, Phần 1: Cảm xúc ngược

Kỹ thuật chụp ngược sáng là một cách tuyệt vời để truyền tải cảm xúc vào trong bức ảnh. Vật thể được chụp ngược sáng thường có màu đen và các đường nét rõ nét. Các bức ảnh chụp theo phương pháp này thường không có ý tưởng cụ thể và hay gợi mở cảm xúc và trí tưởng tượng của người xem.


Chìa khóa để chụp những bước ảnh ngược sáng là: vật cần chụp phải có hình dạng cụ thể rõ rang; tắt flash, càng ít ánh sáng trước vật thể định chụp càng tốt; lấy ánh sáng ở background nhiều hơn ở foreground; căn hình sao cho nguồn sáng sáng nhất ở ngay đằng sau vật thể; và cuối cùng phải chắc chắn rằng bong của vật thể thật rõ rệt và không bị nhòe mờ do dịch chuyển.

Dưới đây http://tuyettinhcoc.com xin giới thiệu một vài bức ảnh chụp ngược sáng tiêu biểu:

[center]Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

...

8Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty kt 1234 Mon Nov 09, 2009 5:27 pm

Ga Rung


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

Silhouette, Phần 2: 8 bước cho 1 bức ảnh ngược sáng hoàn hảo


1. Vật được chụp cần rõ ràng, sắc nét:

Một số vật có thể tạo bóng tốt hơn các vật khác. Những vật có hình dạng rõ ràng sẽ tạo ra hình ảnh 2 chiều đẹp hơn và dễ thu hút người xem hơn. Bóng không tự nhiên mà có, muốn bóng trông đẹp và hấp dẫn thì vật thể tạo ra bóng phải có đường nét rõ ràng.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


2. Tắt flash:

Chế độ tự động có sẵn trong máy ảnh sẽ làm hỏng các bức ảnh ngược sáng. Một điều căn bản là càng có ít ánh sáng trước vật cần chụp càng tốt – vì thế nên tắt flash đi. (Tuy nhiên cũng có một vài bức ảnh ngược sáng rất thú vị chụp với flash).


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


3. Chọn đúng nguồn sáng:

Khi chiếu sáng vật cần chụp, hãy bỏ qua những gì bạn biết về một bức ảnh thông thường và nghĩ khác đi một chút. Thay vì chiếu sáng đằng trước vật thể, ở kỹ thuật chụp ngược sáng, cần nhiều ánh sáng ở background hơn là ở đằng trước. Hoàn hảo nhất là đặt vật cần chụp trước mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn - nhưng với bất kỳ nguồn sáng nào bạn cũng có thể chụp được ảnh ngược sáng.



Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


4. Chọn khung hình.

Chọn khung hình sao cho vật cần chụp ở trước một nền sáng và đủ đơn giản để chủ thể nổi bật hẳn lên. Thường thì một background đẹp là bầu trời không mây với mặt trời đang lặn. Hãy để nguồn sáng sáng nhất ở ngay đằng sau vật cần chụp.



Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


5. Hình dạng của bóng phải rõ ràng

Nếu bạn muốn chụp nhiều hơn 1 vật ngược sáng, cố gắng tách hẳn chúng ra. Ví dụ, một cái cây và một người, đừng để người đứng trước cây hay thậm chí là không để người dựa vào cây nếu không bóng của cây và người sẽ lẫn vào nhau và khi lên ảnh, không ai nhận ra đó là hình gì.
Ngay cả khi ngắm hình, có thể bạn sẽ thấy chụp mặt người nhìn nghiêng thú vị hơn là nhìn thằng, các đường nét của mũi, mắt, miệng… sẽ hiện lên rõ ràng và dễ nhận ra.

9Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Mon Nov 09, 2009 5:38 pm

Ga Rung


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

...

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5


6. Chế độ Tự động:

Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số có chế độ tự động đo sáng để chụp với điều kiện ánh sáng tốt. Vấn đề là các máy ảnh này quá nhạy, chúng sẽ tự động chiếu sáng vật cần chụp nếu thiếu sáng, điều này sẽ khiến việc chụp ngược sáng trở nên khó khăn hơn. Hầu hết các máy ảnh kiểu này sẽ tự động chiếu sáng vật khi bạn nhấn nút chụp nửa chừng (cùng với lúc máy ảnh tìm điểm lấy nét). Vì thế hướng máy ảnh vào phần sáng nhất của bức ảnh rồi hơi ấn nút chụp (và đừng thả tay ra). Sau đó đưa máy ảnh trở lại với vật định chụp rồi cuối cùng mới chụp. Với hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số, cách làm này sẽ giúp bạn chụp được ngược sáng. Với mẹo này, máy ảnh nghĩ rằng phần sáng nhất của bức ảnh là phần chính, những phần nào tối hơn sẽ hiện lên như là bóng của vật.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


Một số máy ảnh có chế độ “spot” hoặc là “centered” mode, bạn có thể chuyển sang các chế dộ này để máy ảnh có thể tập trung vào một điểm thay vì nhiều điểm.

7. Chế độ Tùy chỉnh bằng tay (Manual Mode):
Nếu chế độ tự động (automatic) không giúp bạn có những bức hình ngược sáng ưng ý, bạn sẽ phải tự tay chỉnh một vài chế độ.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


8. Focus:

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể sẽ muốn vật được chụp ngược sáng là vật được căn nét tối đa. Đây chính là bước thứ 4 với cách chụp nhấn hờ nút chụp. Để thực hiện được điều này bạn cần thao tác 2 bước. Bước thứ nhất là thử để máy ảnh ở chế độ manual mode. Ngắm thử trước khi đo sáng.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


Bước thứ 2 là sử dụng Aperture (độ mở) để tăng tối đa chiều sâu của vùng chụp (khoảng rộng được focus trong bức ảnh). Để độ mở nhỏ (số lớn hơn) để tăng chiều sâu của vùng chụp – bạn sẽ có vùng trước phông và nền sau sắc nét hơn trong mỗi bức ảnh.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


Mẹo nhỏ cuối cùng cho chụp ảnh ngược sáng:

Một bức ảnh với bóng ngược sáng toàn phần và vật chụp màu đen sẽ tạo ra ấn tượng mạnh, hãy chú ý đến cả những bóng ngược sáng một phần (một số chi tiết của vật được chụp không rõ ràng). Đôi khi ánh một vài tia sáng chiếu vào sẽ khiến vật trở nên có góc cạnh và “thực” hơn. Đó chính là vẻ đẹp của những bức ảnh ngược sáng bị “lỗi”.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


Nguồn

10Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thu Nov 19, 2009 5:29 pm

Ga Rung


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

Những bức ảnh chân dung tuyệt đẹp


Với những người mới chụp ảnh, bài tập đầu tiên sẽ là chụp ảnh chân dung. tuyettinhcoc xin gợi ý một số kinh nghiệm để các bạn chụp được những bức chân dung đầu tiên thật đẹp nhé!

Với ảnh chân dung thì nguồn sáng là quan trọng nhất. Căn được những góc cạnh hài hòa, để bức hình thực sự ấn tượng và gợi cảm là mục tiêu của người chụp.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


Chọn lựa máy ảnh:

Máy chuyên nghiệp hay không chuyên trên thị trường, không phải máy nào cũng chụp được ảnh chân dung. Ai đó không hiểu sẽ cho rằng máy nào chẳng chụp được, cứ đứng gần vào là xong. Thực ra, càng đứng xa với tới đối tượng, ảnh càng đẹp. Bạn nên dùng camera có zoom từ khoảng 7x trở lên. Với dòng chuyên nghiệp cần có ống kính telezoom tiêu cự từ 135 mm trở lên là tốt nhất.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


Chọn lựa ánh sáng:

Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, sang trọng của sự sống, và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Ánh nắng ban ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp mà bạn sẽ cảm nhận được.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng. Hắt sáng cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được chụp sáng đều hoặc với nhiều cách khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng. Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả. Ánh sáng từ những mẩu giấy bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ… đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của con người. Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong ảnh. Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên, thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ thuật chụp:

Để chụp được ảnh bạn phải hiểu thế nào là tốc độ, khẩu độ. Khi đã dùng tới ống kính tele-zoom (ống kính zoom và tele-zoom là hai loại khác nhau) tốc độ cửa chập (speed) cần đóng mở thật nhanh, khoảng từ 1/125” trở lên đồng nghĩa với việc ánh sáng có nắng, khẩu độ để mức trung bình f 5.6. Nếu bạn đặt dưới con số này, ảnh sẽ mất nét và rung tay trừ phi camera được đặt lên chân máy. Cách tốt nhất là bạn để cố định tốc độ cao trong điều kiện trời nắng, thuận sáng bằng phím chức năng S trên máy, khi ấy khẩu độ sẽ tự động đóng mở giúp bạn có được tấm hình chuẩn sáng. Ngoài ra, những loại máy chuyên nghiệp còn có chức năng cộng, trừ sáng giúp người thợ có được hình ảnh như ý trong những hoàn cảnh khác nhau. Cùng với tác dụng của ống kính tele-zoom, tốc độ càng cao, cửa điều sáng mở càng rộng thì hậu cảnh càng mờ, căng nét và nổi bật lên trên nền phông đã bị nhòe đi.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3


Đường ngang trên nền phông ảnh chân dung là sai hoàn toàn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Chỉ với một vạch nào đó, một sợi dây điện hay mép của bức tường, những đường thẳng cắt ngang đầu người đó vô tình đã làm hỏng đi hình ảnh quan trọng của bạn. Đương nhiên, bức ảnh này khi được mang đi dự thi nghệ thuật sẽ không được chấp nhận.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4



Bố cục hình ảnh:

Ảnh chân dung có hai loại: chân dung bán thân và chân dung cả người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình người bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được nhìn thấy cả hai tai (đây là ảnh hồ sơ). Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4



Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thê của chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn.

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4



tuyettinhcoc xin giới thiệu thêm một số bức ảnh chân dung xuất sắc để các bạn tham khảo. Hy vọng các bạn sẽ tìm được cảm hứng từ những bức chân dung này và tự chụp được những bức hình ưng ý!


Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4


nguồn

11Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thu Nov 19, 2009 10:20 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

tt...

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

...

http://thohanphong.blogspot.com/

12Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thu Nov 19, 2009 10:21 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

tt...

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

...

http://thohanphong.blogspot.com/

13Kỹ Thuật Chụp Ảnh Empty Re: Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thu Nov 19, 2009 10:21 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

...

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 5

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 3

Kỹ Thuật Chụp Ảnh 4[/center]


Nguồn

http://thohanphong.blogspot.com/

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết