You are not connected. Please login or register

Võ Bình Định truyền kỳ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Võ Bình Định truyền kỳ Empty Võ Bình Định truyền kỳ Mon Dec 14, 2009 11:31 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Kỳ I - Hùng kê quyền

Võ Bình Định truyền kỳ 45166120-ke-quyen

Hùng kê quyền (quyền gà chọi), âm địa phương một số vùng gọi không hoàn toàn chính xác là Hồng kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc.
Ba kỳ hội nghị chuyên môn của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam kéo dài ròng rã hàng chục ngày, quy tụ hàng trăm võ sư và các huấn luyện viên đại diện cho các võ đường và tỉnh thành trong toàn quốc, thể hiện tính chuyên môn hóa, sự khe khắt cao độ khi nghiên cứu, thảo luận, bình chọn, hoàn chỉnh và đi đến thống nhất các bài quyền xứng đáng đại diện cho võ thuật dân tộc, có thể giới thiệu đến bạn bè năm châu. 9 bài quyền được thống nhất đều là những bài danh võ, từng được đưa vào các cuộc thi quốc võ ngày xưa. Hùng kê quyền được chọn ngay từ Hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 (cùng với ba bài khác là Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao và Roi Thái sơn), cho thấy giá trị đặc biệt của bài. Cũng từ hội nghị này lão võ sư Ngô Bông, người tuy không sinh ra trên vùng địa linh nhân kiệt Tây Sơn Bình Định nhưng vẫn được thừa nhận là truyền nhân chính thức của Hùng kê quyền, được giao trách nhiệm truyền dạy, hướng dẫn và phát dương quang đại bài quyền này trong toàn quốc.

Lịch sử

Tương truyền, bài quyền này do Nguyễn Lữ, em trai Nguyễn Huệ sáng tạo để dành cho nghĩa binh rèn tập trong giai đoạn đầu. Bài quyền này, theo thời gian và sự suy vi của triều đại Tây Sơn, đã ít nhiều bị mai một và ít khi được biết đến. Ngay thuở sinh thời của sư trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng, bài này cùng với bài Yến phi quyền do Nguyễn Huệ sáng tạo, vẫn chỉ được dạy riêng trong nội tộc chứ không truyền ra ngoài. Hiện nay, cùng với những bài đã được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam thống nhất, lựa chọn, bài quyền được phổ biến rộng rãi trong các võ đường Võ cổ truyền Việt Nam.
Lời thiệu

Đặc điểm của các bài quyền hay binh khí trong võ thuật cổ truyền Việt Nam là lời thiệu luôn được viết bằng thơ cho dễ nhớ, dễ thuộc, thể hiện chất văn trong võ đạo. Hùng kê quyền cũng không phải là ngoại lệ, thiệu của bài là một bài thơ thể thất ngôn bát cú:

Nguyên văn:

Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung.

Dịch nghĩa:

Hai con gà chọi nhau để tranh hùng
Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên
Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng
Giữ cửa quan, lưỡi kiếm bạc tựa rồng xanh
Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà (mổ thóc)
Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch
Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho
Mềm, cứng, mạnh, yếu, tất cả đều trong bài quyền này.

Dịch thơ (Việt Hà):

Hai gà đối chọi quyết tranh hùng
Đôi chân cùng bay móng hất tung
Trấn ải, thương vàng như cọp trắng
Giữ quan, kiếm bạc tựa thanh long
Tên độc lút hầu ngầm nơi mỏ
Ngoái đầu đâm ngực địch đến cùng
Chạy, nhảy, luồn, hụp xoay tứ phía
Mềm, cứng, yếu, mạnh ngầm ở trong

Đặc điểm

Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, yếu hơn các anh mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Tính ông hiền hòa, ưa thanh tịnh, thích giao du với các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc, thích học văn hơn học võ. Tuy nhiên, với tư cách một trong những võ tướng đầu lĩnh của Tây sơn khởi nghĩa, ông cũng đã học thập bát ban võ nghệ và chuyên về môn miên quyền, nhu quyền. Ông nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm phần nhiều thiên về dương cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam. Để học thông môn phái Thiếu Lâm phải mất hàng chục năm, trong khi yêu cầu cấp bách của nghĩa quân là tinh thông võ nghệ càng nhanh càng tốt. Nguyễn Lữ cũng say mê nghệ thuật chọi gà. Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi: một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Nhưng con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ. Từ đó ông nghiệm ra nguyên lý của nước mà con gà nhỏ đã áp dụng theo bản năng: miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng dữ dội, có thể chọc phá bất cứ một sơ hở nhỏ nào. Ông đã sáng tạo ra bài Hùng kê quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhằm đến mục tiêu: yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa.

Như những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.

Võ sư Ngô Bông, trên Bình Định nguyệt san, đã nói về những điểm tinh túy của bài Hùng kê quyền: Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cực kỳ chuẩn xác và biến ảo. Cái thần thái của bài quyền là sử dụng sức mạnh của thủy (nước) để đánh đối phương. Mà... nước mà chảy là mạnh lắm và không thể nào tránh né cho khỏi. Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cũng vậy. Nó đánh vây tứ bề, dùng ba đến bốn mũi giáp công chỉ nhằm đánh vào một điểm, đánh từ dưới thấp lên cao, từ trên cao phủ đầu xuống thấp.

Vì uy lực của bài quyền này, hiện nay bài thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ đã có trình độ nhất định, chẳng hạn như cấp huấn luyện viên.


Sưu tầm

http://thohanphong.blogspot.com/

2Võ Bình Định truyền kỳ Empty Re: Võ Bình Định truyền kỳ Mon Dec 14, 2009 11:46 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Kỳ II - Ngọc Trản Thần Công
Vài nét về Bài quyền thần bí

Võ Bình Định truyền kỳ Phi%20long%20vinh11

KTNT - Có một dòng họ võ được phong “Tứ đại đồng đường” với bài quyền rất nổi tiếng, trở thành một trong mười bài thi đấu truyền thống của Việt Nam. Bài quyền ấy chính là “Ngọc trản thần công” mà thiên hạ vẫn truyền rằng do Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ sáng tạo trong những ngày đầu khởi nghĩa Tây Sơn. Tò mò pha lẫn sự ái mộ tuyệt kỹ công phu, tôi tìm về thôn Kì Sơn - xã Phước Sơn (Tuy Phước - Bình Định) để hầu chuyện võ sư Trương Văn Vịnh (72 tuổi), Trưởng môn Phi Long Vịnh - người nổi danh của dòng họ võ ấy...
Những trận đánh oai hùng của “Phi Long Vịnh”

Trong căn phòng nhỏ tranh tối tranh sáng, giữa trưa mùa đông gió luồn qua từng khe cửa, lão kể cho tôi nghe về bài quyền kì bí ấy...

Cha lão bắt đầu truyền thụ võ công cơ bản khi lão tròn 8 tuổi. Mười tám tuổi, lão đã có học trò theo học tại nhà từ đường lá mái. Cũng 18 tuổi, lão bắt đầu thượng đài khắp Nam Bộ và Trung Bộ, cả quãng đời trai trẻ của lão gắn liền với nghiệp võ. “Thời chiến tranh, mình dạy võ lén lút chứ có dám công khai đâu. Đến thời kì Mỹ - ngụy, hệ thống phân cuộc võ thuật cho từng khu vực chịu trách nhiệm mới được hình thành nhưng phải được Tỉnh trưởng xác nhận mới mở võ đường. Hồi ấy, võ đường của tui có tên là Phi Long, ấy cũng bởi dòng họ tui có đòn đánh với chiêu thức “bay” kiền chõ, đầu gối… Sau ngày đất nước giải phóng, tui mới đổi tên võ đường thành Phi Long Vịnh” - lão bùi ngùi nhớ lại.

Cuộc đời võ nghiệp của lão thực sự nổi tiếng với những trận đánh oai hùng. Năm 20 tuổi, trong trận đấu tự do ở Nha Trang (Khánh Hoà), lão đã đụng đầu với một cao thủ người Miên (Campuchia) có tên là Thạch Khen. Lão gật gù: “Trận đánh đấy tuy mình thắng thật nhưng cũng bị đập cho tơi tả. Tui bị bứt quai hàm, bay mất 2 răng cửa trên và 1 răng khế, mặt mũi sưng vù, đỏ tía như gà chọi. Nói thiệt tình, lúc ấy cũng nhờ lòng tự trọng dân tộc mới giúp tui chịu thấu những đòn đánh “khủng bố” của hắn. Mà Thạch Khen cũng lì đòn lắm. Đòn của hắn tung ra tuy chậm nhưng rất nặng. Mình nhanh hơn nhưng nhẹ”.

Năm 1968, tại Gia Lai, lão có trận “so găng” cùng cao thủ là võ sư Hàn Quốc đã lên Tứ đẳng huyền đai Taekwondo cũng khiến lão một phen “khắc cốt ghi tâm”. “Hồi ấy nói đến Tứ đẳng huyền đai là kinh lắm, đã thượng đài là không nhân nhượng với nhau. Bởi thế, dù thế nào, hai đối thủ vẫn phải đánh hết mình. Tui thì nghĩ thượng đài cốt yếu là học hỏi, đồng thời cũng muốn xem kỹ thuật võ nghệ Việt Nam đến đâu. Đại Hàn hay ở hai chân. Mỗi bận hắn đá là như sấm như sét, mình lớ quớ là “toi”. Biết thế nên tui đâu có dại mà xáp vào cho dính đòn. Tui chơi kiểu nhập nội, bám đòn. Địch thủ không dùng cước được, đành bó tay. Thế là tui cứ chỉa vô các huyệt đạo, sử dụng Diệp hổ trảo đánh vào bàng quan của hắn. Thế là võ sĩ xứ Kim Chi gục ngay khi chưa đầy 5 phút thượng đài!”.

Phi Long tuyệt chiêu hay Ngọc Trản thần công …

Nói đi, nói lại, lão cũng đều nhắc đến “Phi Long”, “Ngọc Trản”, cũng bởi đó chính là tuyệt chiêu đã làm cho võ đường Phi Long Vịnh vang danh khắp Trung Bộ!

Lão đứng lên đi bài quyền trứ danh cho tôi xem. Mỗi bước đi, mỗi thế đánh, lão đều di chuyển gọn trên một chiếc chiếu nhỏ nằm dưới nền nhà. Lão bảo “Phi Long” hay “Ngọc Trản” đều là một. Đòn đánh này tung ra tựa mây bay. Vừa đánh tới nhưng cũng lại vừa phải phóng hậu, rồi chân sau bay lên, đập luôn vào trên không, đánh phủ đầu vào bộ não. Ngày ấy, võ sư nào nhìn thấy đòn đánh này cũng đều bái phục cú bay ngoạn mục! Mỗi chiêu thức trong võ đường Phi Long Vịnh đều phải tuân thủ theo Ca huyết võ Tây Sơn - Bình Định.

Tôi buột miệng dò hỏi: “Cháu nghe nói buổi đầu phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, để tăng thêm sức mạnh đánh giặc, Đông Định Vương Nguyễn Lữ đã nghĩ ra Hùng kê quyền, nữ tướng Bùi Thị Xuân cũng luyện thành công hai bài kiếm và vua Quang Trung lại vang danh với tuyệt kỹ “Ngọc trản thần công”. Liệu Ngọc Trản bác biểu diễn có phải là “Ngọc trản thần công” của vua Quang Trung không?”. Lão cười khà khà giữa trưa nắng: “Đúng là bài Ngọc Trản ấy đấy! ông nội tui gọi thầy giáo Hiến (Trương Văn Hiến) – Sư phụ của 3 anh em nhà Tây Sơn – là ông cao. Cho nên khi nhỏ tui có nghe loáng thoáng “Phi Long” là “Ngọc trản thần công”!”. Lão lại kể cho tôi nghe phương thức sử dụng chiêu này: “Phi Long dùng để đả hổ thì còn gì bằng. Nó dùng âm dương công pháp, thủ pháp nhuần nhuyễn và quyết định khi tung ra đòn chí tử, đánh địch thủ phải biết trước không để địch thủ tung đòn trừ mình. Phải xem xét đường đi, nước bước của địch thủ trong quá trình thi đấu, người ta hay cái gì để luận thế mà hãm đòn cấp tốc để địch thủ không thể đảo trả đòn trở lại. Ngọc Trản thần công đánh toàn diện từ thượng bộ, trung bộ cho đến hạ bộ (đánh phủ đầu xuống dưới, từ dưới lên trên). Ngọc Trản của dòng họ tui chỉ cần đánh trong một chiếc chiếu thôi nhưng nó đầy đủ bộ thân, thủ, cước pháp… (còn Ngọc trản của các phái khác phải đánh hết sân), đánh gói gọn trong chuẩn một phạm vi nhỏ nhưng có thể mở rộng phạm vi được. Đánh càng hẹp thì càng hiệu quả hơn”. Bởi thế, ngày xưa các võ sư từ Bắc chí Nam đều kính phục Phi Long Vịnh nhờ chiêu này. Ngoại công nội kích rất kín đáo, nhuần nhuyễn và công lực lớn, đẻ rất nhiều thế đòn. Cũng chính cái oai, cái dũng ấy mà Ngọc Trản quyền được lão võ sư Phi Long Vịnh biểu diễn tại trời Tây đã được đông đảo bạn bè quốc tế thán phục! Cũng nhờ đó mà võ đường Phi Long Vịnh của lão được phong tặng danh hiệu “Tứ đại đồng đường”. Đây là dòng họ võ đầu tiên ở đất võ Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung được phong tặng như thế!

Bây giờ, những kết tinh trong võ thuật cổ truyền mà lão có được cũng đều truyền đạt cho các con trai của mình. Hàng trăm võ sĩ trong ngoài tỉnh do Phi Long Vịnh đào tạo giờ đây cũng rất nổi danh. Những đứa cháu nội của ông giờ đây cũng tinh thông võ nghệ. Trong Liên hoan võ thuật cổ truyền quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam năm 2006, võ đường Phi Long Vịnh vinh dự được Sở TDTT Bình Định mời dâng hương lễ tổ khai mạc, đồng thời dẫn đệ tử đi thi đấu.

Trước lúc chia tay, lão “bật mí”, Phi Long Vịnh sẽ là một trong hai võ đường được chọn biểu diễn tại Festival Tây Sơn vào tháng 8/2008.

theo: xalo.vn/xemketqua.xalo?module=web...FID%3D9345

http://thohanphong.blogspot.com/

3Võ Bình Định truyền kỳ Empty Re: Võ Bình Định truyền kỳ Mon Dec 14, 2009 11:47 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Bài "Ngọc Trản Quyền"

Ngọc trản ngân đài
Tả, hữu tấn/tiến khai thập tự
Liên diệp liên hoa
Đả sát túc, tọa, hồi mai phục
Tấn/tiến đả tam chiến
Thoái/thối thủ nhị linh
Hoành tả, tọa, bạch xà lan lộ
Hữu hoành sát thanh long biên giang
Phụ tử tương tùy
Hoành hữu, tọa, bạch xà lan lộ
Tả hoành sát thanh long biên giang
Phụ tử tương tùy
Hồi tàng địa hổ
Song phi, triển dực
Hạ bàn đoản đả
Hồi tiễn tọa khai cung
Huỳnh long quyển địa
Tấn đả song quyền
Hoành tả, phục hạc khai linh
Trực tiền quyển địa
Tấn/tiến đả song quyền
Hoành hữu, phục hạc khai linh
Trực tiền quyển địa
Tấn, đả song quyền
Hướng, hậu đả thập tự
Diện tý
Hồi, tẩu mã giang tiên
Bái tổ, lập như tiền

Dịch nghĩa:
(P/s: Ngữ nghĩa có thể được dịch khác nhau từ bản chính - ở đây chúng được trích lược dịch và bàn luận, không đúng không sai nhưng hi vọng bổ sung cho hoàn thiện và ai ai cũng có thể dễ dàng hình dung được bài Quyền này)

Trích theo Võ sư Hồ Bửu, giám đốc Võ đường Tây Sơn-Bình Định tại Hoa Kỳ, một trong những học trò của hai võ sư Diệp Bảo Sanh (chưởng môn nhân đời thứ hai của Bình Thái Đạo) và Hồ Nhu (tức Hồ Ngạnh).

Trích đăng: Bài Ngọc Trản, có câu mở đầu Ngọc Trản ngân đài, tả hữu tấn khai. Ngọc trản (chén ngọc, chén nhỏ uống rượu hay trà), ngân đài (đĩa bạc có chân dùng để đặt trái cây cúng). Nhà của người Việt, hầu hết đều có một bàn thờ tổ tiên ông bà. Trên bàn thờ ấy, phía trước là cặp chân đèn cầy, chính giữa là một cái lư hương. Kế đến phía trong, và trước bài vị là lục bình cắm hoa, một đĩa bằng bạc có chân, người Bình Định gọi là cổ bồng, đặt trái cây, và bộ tách trà hay một nậm rượu với những chén ngọc nhỏ nhắn xinh xinh. Gia đình giàu có thì chén ngọc đũa ngà, cổ bồng bằng bạc; còn nhà nghèo khó cũng cố gắng lựa một bộ chén và cái đĩa đựng trái cây đẹp nhất, mà với họ quý như ngọc như ngà, để cúng kiến ông bà. Chén ngọc và đĩa bạc là hai vật thể làm sao có thể khai mở tiến ra bên trái bên phải? Thực ra câu thiệu này ngụ ý nói tổ tiên đã bỏ công sức, mồ hôi nước mắt và cả xương máu để xây đắp ngôi nhà và đất nước Việt Nam... Vậy điều đầu tiên của người học võ là phải biết tri ân các bậc tiền nhân và phải noi gương dấn thân bảo vệ non sông để Tổ quốc này mãi mãi trường tồn.

Tương tự, bài Ngọc Trản Quyền cũng được dẫn giải:

Chén ngọc trên đài bạc, tiến mở bên trái và phải
Những đợt sóng liên tiếp chữ thập, đánh triệt phần chân
Quay về phía trái mai phục, tiến đánh bằng song quyền
Về trị chồn đất, chuyển phải đánh liên tiếp
Tiến đánh ba mặt, hay lui về thủ cũng là cách dùng binh
Xoay về phải ngồi, cha con gặp lại
Lạc mẹ rồi lại tương phùng, đánh nhanh như trước
Như rồng xanh vượt sông, rắn trắng đánh ngang
Sáu lần mở đường ra quân, đổi hướng đá song phi
Trở về nhạc ngựa reo vang, về vị trí cũ.

... được trích đăng từ tạp chí "Tinh Hoa Võ Thuật", Bài viết: "Võ cổ truyền Bình Định", Xuất bản 09/2001 - Minnesota-US.

http://thohanphong.blogspot.com/

4Võ Bình Định truyền kỳ Empty Re: Võ Bình Định truyền kỳ Thu Dec 17, 2009 10:42 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Thần đồng quyền

Thần Đồng quyền là một trong những bài quyền của võ cổ truyền Việt Nam nằm trong chương trình huấn luyện của môn phái Tân Khánh Bà Trà và một số võ phái có xuất xứ từ Bình Định như môn phái Sa Long Cương.

Phái Bình Định Sa Long Cương

Lời thiệu của bài Thần Đồng quyền môn phái Bình Định Sa Long Cương rất ngắn. Tương truyền bài ngắn này được sư trưởng Trương Thanh Đăng học lại từ Đinh gia vùng Bình Định, và được gọi là Thần Đồng quyền (bài ngắn của Bình Định Sa Long Cương). Lời thiệu của bài gồm 8 câu Hán Việt:

Thủ bái thần đồng
Ngư ông trì thế, sổ bộ suy phong
Hoành khai tả tọa thái công
Phát hồi địa hổ
Đả song phi chích phụng đơn hành
Đản tả đả tả, đản hữu đả hữu
Phi nhất bộ thần đồng chấp thủ
Lưỡng biên lập như tiền.


Phái Tân Khánh Bà Trà

Lời thiệu bài Thần Đồng quyền của võ phái Tân Khánh Bà Trà dài hơn so với võ phái Bình Định Sa Long Cương, số lượng chiêu thức của bài cũng phong phú hơn. Bài thiệu quyền Thần Đồng của môn phái Tân Khánh Bà Trà như sau: Thủ chấp Thần Đồng Ngư ông trì thế Hổ bộ suy phong Phản hồi
tọa địa Phụ tử tương song Hồi thân bộ trảm Lưỡng chiến tấn công Chỉ thiên yểm diện Lưỡng thủ cúc quăn Lập thế võ hầu Bạt hình xà tự Biên xuất trân châu Bàng phi cản lộ Quan âm quá hải Lập thế bại lai Tiền kiên đả hổ Xuất địch giữ nhân Song biên tiền đả Độc lập nhứt thân Nhị môn như thử Hồi đầu bái Tổ.

Trích từ Wikipedia

http://thohanphong.blogspot.com/

5Võ Bình Định truyền kỳ Empty Re: Võ Bình Định truyền kỳ Thu Dec 17, 2009 10:44 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

TRUYỀN THỐNG
"ROI THUẬN TRUYỀN ,QUYỀN AN THÁI" Ở BÌNH ĐỊNH



Võ Bình Định truyền kỳ Images66324_t341


Ông Hồ Ngạnh, người làng Thuận Truyền, thuộc huyện Bình Khê. Tương truyền: Ông vừa là hậu duệ của nhà Hồ Phi Phúc, vừa mang trong người tinh hoa võ thuật dân tộc do Hoàng đế Quang Trung truyền lại. Từ những thế cước đường roi siêu quần bạt chúng mà cách đây trên hai trăm năm tam kiệt Tây Sơn đã phổ cập đến tận người nông dân, tạo nền tảng về kỹ năng chiến đấu cho đoàn quân áo vải cờ đào bách chiến bách thắng: Lật đổ hai phủ chúa, một ngai vàng và đập tan hai cuộc xâm lăng ở hai đầu đất nước: Xiêm La và Mãn Thanh, thâu sơn hà về một mối.

Ông Hồ Ngạnh sống bên gốc cây đa cổ thụ và trong luỹ tre xanh, nên tính tình thuần phát. Với dáng người mảnh khảnh, giản dị, phảng phất màu khắc khổ như một bác nông dân. Lúc nào ông cũng vắt chiếc khăn lông trên vai. Kể rằng: Dân hai làng lân cận tranh nước về đồng, gay gắt đến mức'' loạn đả toàn dân''. Ông Ngạnh tình cờ đi đến chỉ một chiếc khăn lông, ông đã thâu tóm toàn bộ vũ khí: Cuốc, xẻng, gậy gộc, gươm dao...của dân hai làng và đứng ra hoà giải. Thế mà nhìn bề ngoài không ai biết ông đã kế thừa tính ưu việt, nét tài hoa của môn võ gia truyền ấy. Và, từ ngày được ông Trương Văn Hiến sưu tầm và trao tặng tập"VÕ ĐẠO KINH THƯ" của tổ phụ, ông Ngạnh càng chuyên tâm tập luyện, đã phát huy linh diệu tinh hoa võ thuật đến mức thượng thừa. Gần nửa cuộc đời, nhiều lúc nổi máu yên hùng, ông từng dọc ngang trên suốt chiều dài đất nước, chừng như chưa gặp đối thủ ngang tầm.

Chợt ông Ngạnh nghe đồn: Ở bên kia bờ sông Côn là thị tứ An Thái vừa xuất hiện cao thủ võ thuật của môn phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Hoa sang, làm chấn động dư luận hảo hớn một vùng. Ông Ngạnh tìm đến nơi và được biết: Ông Diệp Trường Phát, hiệu Thoại Chi, tên Tàu Sáu, là một thanh niên tầm thước dáng người nho nhã, giao tiếp hào hoa, với đôi mắt sáng ngời và miệng nói tiếng Việt chưa chuẩn. Sau khi giới thiệu và phân ngôi thứ, thì ông Tàu nhỏ tuổi hơn ông Ngạnh, nên tự nhận làm em.

Chừng như họ đều muốn tìm hiểu võ nghệ của nhau, nên nhanh chóng chấp nhận một cuộc giao đấu hữu nghị trên tinh thần thượng võ với hai môn: côn - Quyền. Lấy phương thức không gây nguy hiểm, chỉ dùng thủ thuật lưu lại trên võ phục đối phương những dấu mực. Tay chân đều mang vớ và quấn băng vải. Ông Ngạnh mang võ phục màu vàng, mực vàng. Chú Tàu võ phục màu đỏ, mực đỏ. Giao đấu mỗi môn một hiệp, thời gian bằng một cây nhang ba tấc.

Cây hương trầm được đốt lên, cuộc giao đấu bắt đầu. Hai người bước ra bãi tập, đồng bái tổ theo nghi thức môn phái của mình. Nhanh như chớp giật, họ quần đảo tới tấp, bóng hình quyện chặt, kẻ đánh, người đỡ, kẻ tới người lui, đường quyền càng nhanh, sức gió càng mạnh. Hai màu vàng đỏ loang loáng cuốn hút lấy nhau, tạo thành một vệt sáng khi tỏ khi mờ. Tiếng trống, tiếng chiêng thúc giục vang rền. Người đứng xem xung quanh như nín thở, sợ gây thương tích cho nhau. Chợt trong quầng sáng lung linh ấy, vút lên như chiếc pháo thăng thiên và đáp xuống nhẹ như hơi gió vờn. Ông Hồ Ngạnh reo lên :

- Đủ rồi, đủ rồi! Lợi hại quá! Rõ thật danh bất hư truyền.

Chú Tàu Sáu ngạc nhiên dừng bộ, tiến lại gần thi lễ nói:

- Những dấu mực của anh càng làm em hổ thẹn kia mà!

- Tuy ba dấu vàng đỏ bằng nhau - Ông Ngạnh phân bua - Nhưng dấu mực của chú nhạt hơn, đủ biết võ nghệ, nội công có chân truyền và đạt đến mức tuyệt kỹ.

- Tại sao anh biết ? Chú Tàu hỏi vặn lại.

- Vì những đường quyền, thế cước của chú như bão giông, đang ào ào vút tới, có thể hạ thủ đối phương trong chớp mắt, nhưng chú kịp thu khí công về chỉ để lại một vệt thoáng mờ trên võ phục đối thủ. Thật linh diệu. Xin bái phục! Bái phục!

Hai ông ôm nhau cười ha hả làm rung động cả ánh trăng. Các môn đệ và hàng trăm người đứng xem đều ngơ ngác, rồi đồng loạt vỗ tay vang dậy một vùng.

Sau giờ giải lao, chú Tàu Sáu cung kính thưa:

- Xin anh cho em lĩnh hội vài đường roi bí truyền của phương Nam.

- Xin lĩnh ý và mong chú nương tay cho.

Hai trường côn được đem ra, mồ hôi người lâu ngày làm cho ngọn roi ánh lên màu đen loáng. Hai đầu roi độn bông và quấn băng trắng. Sau khi tẩm mực lên đầu roi, cây nhang lại bén lửa. Ba tiếng trống ngân vang, cuộc giao đấu bắt đầu.

Hai ông Hồ Ngạnh, Tàu Sáu thong thả ra sân với thế bái tổ. Nhanh như chớp, chú Tàu trở người vút thẳng đường roi chí tử bất ngờ vào đối phương để giành thế chủ động. Ông Ngạnh uyển chuyển xoay mình một vòng, dùng toàn lực vào đôi tay gặc mạnh đầu roi chú Tàu xuống đất kêu "bốp", lướt bộ tới trở đốc roi đâm thẳng vào hông phải, đồng thời bước chân trái lên, quét ngang đường roi vào hạ bộ đối phương và tiện đà đâm thốc đầu roi lên vùng trung bộ với thế liên hoàn cực kỳ bí hiểm. Chú Tàu vẫn ung dung giở tuyệt kỹ công phu ra hoá giải ba đường roi chí mạng đó. Cùng lúc phản công lại tới tấp, hầu làm địch thủ choáng mắt. Nhưng chẳng thấm vào đâu với một cao thủ võ lâm có bí truyền, đã liệt vào hàng kiệt xuất. Người đứng ngoài chỉ còn nghe đường roi xé gió kêu vun vút, cuốn hút vần vũ như hai luồng ánh sáng thoạt tỏ thoạt mờ. Và liên tiếp vang lên tiếng "bôm bốp, bôm bốp" của hai trường côn chạm nhau, gây một cảm giác rợn người. Cứ thế hai ông triển khai thần lực, vận dụng khí công. Tất cả sở trường, sở đoản, bí quyết, bí truyền đều đem ra sử dụng linh hoạt, tài tình trong trận đấu này. Tuy giao hữu, nhưng lại là đại diện tiêu biểu cho hai trường phái võ thuật phương Nam và phương Bắc. Nên dù một kẽ tóc đường tơ cũng không được sơ xuất. Tiếng trống đang thúc giục chợt đổ hồi, báo hiệu vừa tàn một cây nhang. Hai ông Hồ Ngạnh, Tàu Sáu vụt bắn ra ngoài theo thế hồi loan và bái tổ, đồng tiến vào đứng đối diện chào nhau, sắc mặt vẫn thanh thản. Không cần kiểm tra, họ tự báo trên võ phục mình có bao nhiêu dấu mực. Chú Tàu cầm ngang cây trường côn, kính cẩn xá ông Ngạnh và nói:

- Đường roi của huynh thật linh diệu và siêu phàm. Dù hai dấu mực ngang nhau, nhưng thế roi của huynh điểm vào hai yếu huyệt của đệ, nếu huynh không thu thế công về kịp thì đệ đã tan xương nát thịt rồi.

Ông Ngạnh xá trả lễ và nói:

- Chú khiêm nhường đó thôi. Côn pháp của chú biến ảo lạ thường, nhanh như rồng cuốn, mạnh tựa hổ vồ. Thực hư khó đoán. Thật là một cao thủ võ lâm mà tôi mới gặp lần đầu.

Hai ông ném trường côn ra ngoài cho môn đệ, rồi tiến về bàn nước. Chứng kiến đêm giao đấu hôm đó có cụ Nguyễn Dự Trâm, vốn là thầy đồ nho, lương y và địa lý. Thầy vừa khâm phục vừa thân tình gợi ý: "Trong thập bát ban võ nghệ, chắc hai vị đều tinh thông. Vậy kính mong một trong hai vị hãy biểu diễn cho chúng toi xem những đường kiếm gia truyền".

Hai ông Hồ Ngạnh, Tàu Sáu nhìn nhau đồng gật đầu. Thầy Dự Trâm nắm chặt hai bàn tay giơ ra trước nói:

- Hai tay này là "Tay nào có, tay nào không" vậy kính mời hai vị bắt tay vào thì rõ.

Hai võ sư đều đặt tay mình lên tay thầy đồ, bàn tay cụ từ từ mở ra. Ông Ngạnh bắt được chữ "có". Lưỡi kiếm mang đến. Ông ung dung rút kiếm ra khỏi vỏ, sắc kiếm sáng long lanh. Ông lại bước vào bãi tập, và đường kiếm loáng lên tạo thành một vòng tròn ánh sáng. Ban đầu đường gươm uyển chuyển nhẹ nhàng. Càng về sau chỉ thấy lằn sáng lung linh bao quanh bóng người và xé gió kêu vun vút. Chú Tàu chăm chú theo dõi và gật gật đầu. Chợt chú bưng thau nước lạnh tạt vào vầng sáng. Đường gươm rít lên đánh giạt những giọt nước ra ngoài và bắn vào người đứng xem nóng hổi, đau như kim chích. Chú Tàu đổi sắc mặt, vội ném một vốc gạo, rồi vận dụng khí công điều khiển những hạt gạo thành trăm nghìn viên đạn bắn vào vầng sáng lung linh kỳ ảo ấy. Đường gươm lại xoắn lên hút những hạt gạo bay lượn cầu vồng và như ánh sao sa rơi lả tả trên mặt bàn nước. Thầy Dự Trâm và chú Tàu Sáu vụt đứng dậy, tiến lên vài bước vung tay hô lớn: "Hảo à! Hảo a!.

Từ trong luồng sáng của đường gươm vụt xoẹt ra như một lằn điện, ông Ngạnh đáp bộ xuống đất nhẹ như chiếc lá rơi. Ung dung cắp kiếm xá xá chung quanh mà sắc mặt chỉ hồng lên đôi chút. Chú Tàu chắp tay kính cẩn:

- Kiếm pháp của huynh bạt vía siêu quần . Chẳng những đánh giạt hàng trăm ám khí dồn dập bắn vào người, mà còn vận dụng thần lực điều khiển ám khí đánh trả lại nguyên chủ, thật lợi hại. Với võ thuật ấy, giá đi hành hiệp giang hồ thì chắc chắn không tìm ra đối thủ. Kính mừng võ huynh.

Thầy Dự Trâm cảm kích:

- Bấy nay trong giới võ thuật liên tỉnh chỉ biết đường roi trác tuyệt của họ Hồ. Nay lại xuất hiện môn kiếm pháp thượng thừa và khí công quán chúng này nữa. Vậy chú thọ giáo ở đâu? Tương lai của môn võ nghệ bí truyền liệu có mai một không?

- Tôi học thêm ở trong "Võ đạo kinh thư" chuyên tâm luyện tập mười mấy năm ở sườn núi Nảy quê nhà. Môn kiếm pháp quá lợi hại, chỉ một đường gươm loáng lên, có thể hạ sát hàng trăm người, do đó không dám truyền cho môn đệ được. Có lẽ đây là buổi biểu diễn đầu tiên, cũng là cuối cùng của môn kiếm thuật này.

- Tiếc a! tiếc a! - chú Tàu Sáu vụt thốt lời than thở.

Đêm hôm đó, dưới ánh trăng thượng tuần còn thoi thóp ở phía đằng tây. Bên bàn tiệc sắp tàn, thầy đồ Dự Trâm trân trọng viết tặng hai võ sư câu đối trên nền giấy hồng điều:

Côn kiếm Thuận truyền long hổ phục;

Cước quyền An Thái quỷ thần kinh.

Từ đó ở Bình Định đã hình thành hai môn phái võ thuật tiêu biểu:"Roi Thuận Truyền, quyền An Thái", góp phần chấn hưng nền võ thuật nước nhà và sản sinh nhiều võ sĩ võ sư kiệt xuất. Đã đang và còn đứng lừng lững trên vũ trường quốc tế xưa nay và mai sau.


QUỐC THÀNH
An Khê, nhân ngày giỗ tổ
Hùng Vương 10-3-2000

http://thohanphong.blogspot.com/

6Võ Bình Định truyền kỳ Empty Re: Võ Bình Định truyền kỳ Thu Dec 17, 2009 10:50 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

"Gái An Vinh"

Đi đâu, cứ giới thiệu là người Bình Định thì ai cũng hỏi: "Có võ không?"...Lắc đầu ái ngại nhưng không quên giải thích: "Võ thuật gắn liền với địa danh Bình Định nhưng hiện nay môn võ cổ truyền chỉ còn
được truyền dạy và học ở 1 số nơi trên địa bàn. Tuy vậy trong hầu hết tất cả các lễ hội diễn ra ở Bình Định không khi nào thiếu các tiết mục múa võ. Võ Tây Sơn không còn phổ biến rộng rãi như xưa như chắc chắn vẫn luôn được lưu truyền."
Nói thì nói vậy nhưng khi đọc bài viết trên blog của TKQN...!!!

Dấu xưa con gái An Vinh

Thành ngữ "Trai An Thái, Gái An Vinh", "Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh"... vẫn còn nhiều người biết. Nhưng khi tìm gặp những người con gái An Vinh (Tây Vinh-Tây Sơn) giỏi võ, chúng tôi chỉ gặp được những... lão bà.

Võ Bình Định truyền kỳ Images82278_6-3

Ở tuổi 78 nhưng bà Sự trông trẻ khỏe,
minh mẫn lắm. Có lẽ nhờ căn cốt rèn luyện tốt
nên đến giờ động tác vẫn còn linh hoạt.
Ảnh: Sao Ly

* "Của tin còn lại chút này"

Nghe tôi hỏi, đôi mắt già nua của ông cụ Hồ Diêu (87 tuổi) hiện rõ sự ngạc nhiên pha lẫn thích thú: "Tìm đàn bà, con gái xứ An Vinh biết võ à? Lớp trẻ tôi không rành, còn muốn tìm bà già biết võ thì cứ đến nhà bà Cúc ở đội 1 và bà Hoàng Sự đội 4, chắc chắn không uổng công".

Tuổi 80 và căn bệnh thấp khớp làm bà Nguyễn Thị Cúc khòm lưng, đi lại chậm chạp, nặng nề. Nhìn bà bước chậm, tôi không khỏi hồ nghi. Nỗi e ngại xóa tan khi bà trả lời câu hỏi của tôi "Ngày xưa bà từng học võ và biết đánh võ?" bằng cử chỉ gật đầu cái rụp: "Biết, biết chớ". Nói về võ, thần sắc, dáng vẻ của bà khác hẳn. Năm 15 tuổi, bà Cúc bắt đầu được cha là ông Nguyễn Giao, người cùng
thời với Hương Kiểm Mỹ, Cai Bảy nổi tiếng, dạy võ. Nhà ông Giao xưa vốn thuộc xóm An Khánh, mặt trước nhìn ra sông Côn. Những đêm trăng sáng, lớp lớp võ sinh của các lò võ Hương Kiểm Mỹ, Cai Bảy, Nguyễn Giao...xếp hàng tập võ kín cả mé sông. Thế hệ bà Nguyễn Thị Cúc, Trần Thị Dùa (bạn tập võ cùng thời với bà Cúc, nay đã mất), Nguyễn Thị Tùng (con gái Hương Kiểm Mỹ) cũng say mê tập. Bà kể: "Cha tôi hay bảo, thời buổi loạn lạc, con gái biết chút ít võ nghệ để hộ thân, chứ giỏi võ quá như bà Tám Cảng lại khó lấy chồng. Bởi vậy, ông chỉ dạy tôi mấy bài cơ bản".

Trong ký ức bà, hình ảnh những đêm võ đài, vừa biểu diễn cho bà con xem, vừa để cấp trên đánh giá tình hình tập luyện nhân kết thúc khóa huấn luyện dân quân còn tươi nguyên. Võ đài được dựng dưới những tán cây rậm rạp để tránh máy bay. Bà đại diện cho đơn vị An Vinh, tóc bới cao, mặc bộ đồ vải ta may kiểu bà ba, quần rút ống, thượng đài múa bài kiếm 12, đạt giải Nhất, được thưởng tới 250 đồng.

Bà Hoàng Sự tên thật là Phan Thị Bốn. So với bà Cúc, ở tuổi 78, nhưng bà Sự trông trẻ khỏe, minh mẫn hơn. Vốn là nữ dân quân "vàng mười", không chỉ biết võ, bà Sự còn am tường ca dao, tục ngữ, ngâm thơ, hô bài chòi rất hay. Tài võ của bà Sự thể hiện rõ nhất ở bài kiếm 12. Trong những lần dự họp Hội Người cao tuổi ở thôn, xã, huyện, phần văn nghệ ít khi thiếu mặt bà Sự, và sau hô bài chòi vẫn là màn múa võ. Có lẽ, nhờ căn cốt rèn luyện tốt nên đến giờ động tác của bà còn linh hoạt lắm. * Sẽ không còn "gái An Vinh"?

Trong một góc sân mát, bà Cúc biểu diễn bài "Thảo tay". Bàn tay gầy gò của bà vẫn còn đủ sức tung cú đấm nhanh, gọn ghẽ. "Lên đài", đôi mắt bà thôi không mờ đục trong một lúc mà sáng bừng, cương nghị. Người con gái đứng sau lưng luôn miệng nhắc: "Nhẹ nhẹ thôi nghe mẹ". Vài động tác đầu bà còn ngượng nghịu, liếc nhìn khách, nhìn con gái, phút sau bà dường như quên sự hiện diện của hai chúng tôi. Trước sự can thiệp dứt khoát của con gái, và cũng thấm mệt, bà đành nhượng bộ. Bà Hoàng Sự sức khỏe khá hơn, múa trọn vẹn bài kiếm 12, xem chừng còn "thòm thèm", bà di di đôi gót chân, ứ ự ừ ư một hơi hát bộ.

Tôi tìm đến nhà võ sư Trần Dần cách nhà bà Cúc không xa, mong được chứng kiến thế hệ "gái An Vinh" hôm nay đi quyền. Võ sư trầm ngâm:

"Chính tôi cũng thấy lạ, từ sau huyền thoại bà Tám Cảng, con gái An Vinh không còn mấy ai mặn mà chuyện võ nghệ. Trong số vận động viên võ của địa phương, không thấy cái tên nào nổi trội. Thế hệ nữ dân quân trong chiến tranh biết võ phần nhiều đã mất, trong làng vỏn vẹn bà Cúc và bà Sự còn nhớ chút ít. Lớp phụ nữ trung niên cũng không ai biết, phụ nữ trẻ lo làm kinh tế, lớp nhỏ lo chuyện học hành. Phong trào học võ chỉ còn ở lớp học sinh, chủ yếu biết đến mức chỉ để tăng cường sức khỏe thôi. Tôi e dần dà, cái tiếng "gái An Vinh" có lẽ rồi cũng mất".

Nguồn: Diễn đàn sinh viên Bình Định online

http://thohanphong.blogspot.com/

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết