You are not connected. Please login or register

Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Empty Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Thu Jan 28, 2010 3:19 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt


Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Tra-ki10

Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Tra-ki11



Được sửa bởi Hàn Phong ngày Thu Feb 25, 2010 8:39 pm; sửa lần 1.

http://thohanphong.blogspot.com/

2Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Empty Re: Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Thu Jan 28, 2010 3:20 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Lời thưa
. Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc đã biết đến cây trà đầu tiên trong lịch sử loài người. Người Việt Nam đã uống trà từ nhiều ngàn năm nay, nhưng có lẽ đây là quyển sách đầu tiên viết về nghệ thuật uống trà của Đông Phương bằng Việt ngữ tương đối đầy đủ hơn cả.

. Người viết cũng chân thành thưa rằng chúng tôi phần vì cơm áo, phần vì hoạn nạn, phải tá túc ở một nơi cô lậu man dã, vừa ở xa các trung tâm văn hóa, lại vừa không được gần gũi các vị trí giả. Quyển sách nhỏ này cũng như nhiều sách khác, phần lớn được viết như lối tự tiêu khiển của một gã học trò già sống cô độc giữa đất đá cỏ cây. Kính mong chư vị thiện trí thức lượng xét cho rất nhiều khiếm khuyết ở điểm này.

Kính cẩn

San Jose tiết Vũ Thủy mùa Xuân Bính Dần
Nhan Như Uyên Mặc Vũ Thế Ngọc

http://thohanphong.blogspot.com/

3Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Empty Re: Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Thu Jan 28, 2010 3:22 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Lời mở đầu

. Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể "được" con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ). Thế nhưng viết về trà thì gần như chưa có ai viết cả. Tìm tài liệu trong sách xưa, tôi tìm từ các trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quý Đôn (người đã từng ghi chú kỹ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ "Bách Khoa" Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô (Ngô gia văn phái) trở lên các tác giả thời Lý, Trần...cũng chỉ thấy ghi vô cùng sơ ược. Cho đến các tác giả cận đại, khi mà trà đã phổ biến và nổi tiếng khắp thế giới với nhiều bộ sách lớn và quan trọng viết về trà, thì tình cảnh cũng không khác. Trong thi văn thì trái lại trà luôn luôn được nhắc nhở. Tuy nhiên phần lớn vì nhiều tài liệu và giàu óc tưởng tượng, nhiều thần thoại tưởng tượng đã nhiều khi được biến thành giai thoại.

. Có lẽ độc giả hơn một lần, đâu đó, được đọc về các chuyện "trà tiên", Trảm mã trà", "Hầu trà"...có nhà văn còn cam đoan rằng đã từng được một bạn Tàu nào đó cho uống một thứ trà: "Chỉ cần một chén nhỏ thôi là thức ăn đầy bụng sau một đại tiệc bỗng tiêu tán cả, bụng lại thấy trống và dường như sẵn sàng ăn hết cả một con heo quay...". Hoặc "gắp một miếng thịt bỏ vào chén trà, một phút sau thịt tan rã cả ra"...

. Ngay cả những vị đã từng đọc nổi "Trà Kinh" của Lục Vũ cũng nhiều khi không thấy được cái giới hạn của cuốn "thánh kinh" này trong không gian và thời gian của nó (thế kỷ thứ VIII). Chính tôi đã được hầu trà cho các vị thúc bá trong gia đình. Được nghe các lão Nho bàn về trà Long Tĩnh, Vũ Di...(các thánh địa của trà) có cụ đã gởi hàng lạng vàng cho các thương khách Tàu, và chờ dợi hàng nhiều tháng để đổi cho được vài lạng trà thượng hảo hạng. Nghệ thuật thưởng trà của các cụ, quả thật là cao cường mà hạng tiểu tử như tôi mới là thứ nòng nọc vừa đứt đuôi trong giếng hẹp. Thế nhưng thấy các cụ vẫn quá tôn kính với những đại danh Vũ Sơn Di, Mông Đình Sơn, Long Tĩnh...mà không nhất quán với các danh từ riêng về trà như "Tiền Minh, Hậu Minh, Tiền Vũ, Hậu Vũ...". Một lần đánh bạo bàn góp, rằng thưa tỷ như trà Vũ Di có mấy chục loại, nào là Thiết La Hán, Phật Thủ, Thủy Tiên Hương, Đại Bạch, Đại Hồng Bào, Công Phu...Mỗi loại lại có năm bảy hạng. Vậy đúng hơn cần phải nói như thế nào? Suối Hổ Sơn có hai dòng, chảy dại mấy cây số vậy phải chọn địa điểm nào để múc nước?

. Trở lại chuyện trên, tôi muốn nói trà là một nghệ thuật lớn. Khởi từ nơi trông, địa hình, khí núi gió mưa nắng tuyết nhào nặn thành lộc non lá nõn, cho đến khi pha trà, uống trà, đều là một nghệ thuật. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt đến được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: một ly trà ngon, mới thật là viên mãn. Đâu phải cứ trà Vũ Di là phải ngon.

. Vì vậy trong tất cả sản phẩm của nhân nhân sinh, trà có thể được coi là một nghệ thuật tinh vi nhất. Nó không giống như các sản phẩm "Cam Xã Đoài". "Nhãn Hưng Yên"...Trà Vũ Di chẳng hạn, cùng một ngọn núi, cùng một vườn trà, người ta có hàng trăm loại trà khác nhau. Cùng một vườn nhé, trà "Đông pha" bao giờ cũng hơn "tây pha" vì hướng đông nhận tia nắng mặt trời trước, phản ứng sinh trưởng của cây trà hướng đông khác hẳn cây ở phía tây. Rồi cùng một cây trà thôi nhé; nên nhớ trà được hái nhiều lần nhưng quí nhất là loại trà "Tiền Minh", đó là loại trà vừa hái khi những tia nắng đầu tiên của mùa Xuân vừa làm tan tuyết, làm căng nhựa sống của muôn cây cỏ sau mùa đông dài. Nhưng cùng hái một lần lại còn phải chia làm nhiều loại tùy theo búp trà. Đó là trà trắng (Bạch trà: toàn lộc non) hay "trà một lá" (búp trà và một lá non), "hai lá" hoặc "ba lá"...Trà thượng hạng lại phải được hái khi còn sương, khi mặt trời lên, sương tan là phải ngừng ngay. Cách hái cũng đòi hỏi một nghệ thuật, ngày trước các thiếu nữ hái trà phải để móng tay dài (sau này họ dùng một loại lưỡi lam gắn vào hai ngón tay), để móng tay cắt đứt lộc non mà ngón tay, có sức nóng của cơ thể, không được chạm vào, làm như sức ấm của ngón tay có thể làm thay đổi phẩm chất của trà...

http://thohanphong.blogspot.com/

4Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Empty Re: Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Fri Jan 29, 2010 2:33 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt


. Độc giải đừng vội cho những điều tôi vừa viết là chỉ có trong thời xa xưa hoặc theo kiểu "truyền kỳ". Thật sự tất cả những tiêu chuẩn đó đều đã được áp dụng từ xưa đến nay (sẽ trình bày chi tiết trong chương đọc về Trà Kinh của Lục Vũ, Đại Quan Trà Luận của Tống Huy Tôn...), đã được viết thành "Văn kiện chính thức" của triều đình Trung Hoa dành cho các loại trà tiến v.v. Ngày nay nếu mua các loại trà ngon (giá chừng 100 Mỹ kim một lạng trở lên) thì gói trà bao giờ cũng còn đề ngày giờ và thời gian hái trà. (Nhiều khi còn dài dòng thêm cả họ tên người hái, người sao tẩm, ngày sao tẩm và chuyển hàng). Một câu hỏi khác đặt ra là thật sự có những khác biệt như thế chăng về các loại trà? Lẽ dĩ nhiên cố nhân và trà nhân hiện tại chỉ thưởng thức trà theo kinh nghiệm và được coi là một nghệ thuật không thể giảng dạy được (tuy nhiên học vẫn được). Trong các chương sau tôi sẽ có dịp phân tích kỹ hơn về phương diện kỹ thuật, áp dụng thử một số những phương pháp định lượng và định tính hóa học để giải thích một phần những gì từ xưa đến nay chỉ gói gọn trong hai chữ "thưởng trà". Ở đây xin nói ngay là cây trà có cá tình rất mạnh. Giáo sư nông học nổi tiếng C.R Harler của Oxford University đã cho biết chuyên viên trà của họ có thể nếm trà mà nói ra từng bụi trà trong một vườn trà (xin đọc C.R Harler, The Cluture and Marketing of Tea, Oxford University Press, 1964).

. Hái trà xong, lại còn qua giai đoạn tẩm...rồi khi có được trà, có được tay "trà thủ" pha trà đi nữa, trăm loại nước lại có trăm loại trà khác nhau. Lại còn trà cụ: Ấm tách...

. Ấy chưa kể đến tác nhân cuối cùng: Người uống (chưa nói đến chỗ uống, thời gian uống, khách uống...).

. Nghệ thuật là một cái gì cần để tâm hồn, tâm não, và thời gian tập luyện. Cùng một bản đàn mà một cái tai không được huấn luyện thì làm sao phên biệt được người đàn là một tay mơ, một sinh viên trường âm nhạc vừa tốt nghiệp hay một nhạc sĩ chuyên nghiệp, hoặc một cầm thủ cỡ Horowitz?

. Cổ thư còn ghi lại trường hợp Vương An Thạch, tể tưởng đời nhà Tống, khi ốm được vua Tống ban cho một ít trà "Dương Tiễn" để uống (nên nhớ trà còn là một dược thảo quý, nhất là trà tốt. Xin xem chương: Trà theo y lý Đông Tây). Nhân tiện có viên quan từ Tứ Xuyên sắp về triều phải đi qua ngọn sông Dương Tử, ông này nhận được tin phải mang về một chum nước ở cấp thứ hai. Ông quan này mải ngắm cảnh đẹp bên sông lúc nhớ ra thì đã vượt qua ngọn nước cấp nhất và cấp hai, thuyền đang đến cấp ba, ông đành phải lấy nước ở đó. Đến kinh đô, sau khi đưa nước, Vương An Thạch cho mời ngồi. Nhưng trà được pha xong, nhìn chén trà và su khi nếm thử, Vương An Thạch hỏi: "Quả thực ông lấy nước ở đâu?" Lẽ dĩ nhiên viên quan này phải nói dối. Nghiêm sắc mặt tể tướng họ Vương mắng: "Người thật có lỗi với lão già bệnh hoạn này. Thật ra ngươi đã lấy nước ở cấp thứ ba mà còn dối lão". Viên quan đỏ mặt sượng sùng, cúi lạy xin lỗi phân tràn nhưng vẫn tỏ ý ngạc nhiên tại sao Vương Tể Tướng lại biết. Vương An Thạch mới nói rằng "là người quân tử, chẳng thể nói mà không có chứng cớ. Ta đọc sách nên biết rằng, nước ở thượng cấp quá siết, ở hạ cấp quá chậm. Duy chỉ có nước ở trung cấp là trung hợp. Nước ở thượng cấp pha với trà, thì làm trà mau tan, hương trà mau nổi mà không bền. Nước ở hạ cấp, như nước này, thì trà phải đợi lâu mới thấm, trầm trầm thiếu khí lực".

Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Tra-ki10

. Nhưng rồi cuối cùng cũng tìm ra được thời giờ để hoàn thành. Cũng là một cơ hội tâm tình với bạn tri âm (trà), một người bạn vô hình nhưng luôn luôn gần gũi trong những lúc vui, lúc buồn, nhất là trong những đêm cô đơn tha hương.

. Nhưng khó khăn không phải là chấm dứt. Viết gì về trà? không quá dài (để in không nổi) mà có quá nhiều để viết. Viết một cách nghiêm túc theo sách giáo khoa, kinh viện chăng? Độc giả sẽ chán nản. Nhưng cũng không thể viết theo kiểu phóng bút văn chương được...sau cùng quyển TRÀ KINH được thành hình.

http://thohanphong.blogspot.com/

5Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Empty Re: Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Sun Jan 31, 2010 1:36 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc Tra-ki12


CHƯƠNG THỨ NHẤT
PHẦN THỨ NHẤT


. Nguồn gốc cây trà theo huyền thoại
.
Người Á Đông biết dùng trà trước tiên trong lịch sử. Tuy nhiên người ta biết dùng trà vào thời nào thì vẫn là câu hỏi chưa có thể giải đáp. Theo một thần thoại Trung Quốc và Nhật Bản thì nguyên một thiền sư Tây Trúc ở Trung Quốc nhân vì không muốn ngủ quên trong lúc ngồi thiền, đã mcắt đứt hai mí mắt và vứt xuống đất. Tự nhiên từ đó nảy sinh ra cây trà và đầu tiên những người dùng trà là các thiền sư, họ uống trà để tâm trí được bình thản và quên buồn ngủ trong khi ngồi thiền. Với huyền thoại Nhật Bản thì vị thiền sư này không ai khác chính là Bodai Daruma (Bodhidharma/Bồ Đề Đạt Ma). (1)

. Thật sự thì chúng ta có thể biết rõ hơn là trà đã được dùng trước thời Tổ Đạt Ma mang Thiền Tông vào đông độ (khoảng cuối thế kỷ thứ năm sau Tây Dương lịch) khá lâu. Tuy nhiên huyền thoại này có ý nghĩa thật sự là Trà, nghệ thuật dùng trà như ta sẽ thấy, quả thật có rất nhiều liên quan đối với thiền gia, đạo gia. Chính những vị này đã dùng trà đầu tiên và hơn nữa, đã biến trà thành một nghệ thuật tinh vi.

. Một huyền thoại phổ thông nữa là trà đã được biết đến từ thời Thần Nông (khoảng 3000 năm trước Tây Dương lịch, B.C). Thần Nông, như chúng ta biết vẫn được các dân tộc Á Đông coi là vị thần đã dạy con người biết đến nông nghiệp nên được gọi là Thần Nông. Thần Nông lại sai mặt trời tỏa sáng và hơi nóng giúp cho cây cỏ sống được nên cũng có tên khác là Viêm Đế (Vua coi về sức nóng). Nên nhớ theo truyện cổ nhân gian Việt Nam(2) thì người Việt Nam đều là con cháu vua Thần Nông, sinh ra Đế Nghi. Đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên., sinh ra Lộc Tục...Phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để trị phương Nam, lấy tên nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đai dưới thủy phủ, sau đó lại lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân..." (Truyện họ Hồng Bàng, Lĩnh Nam Chích Quái).

. Thần Nông (2737 - 2697 B.C) là một trong Tam Hoàng, ba ông vua đầu tiên của Trung Quốc trong huyền sử (theo tài liệu về sử học và khảo cổ học thì ngày nay người ta mới chỉ công nhận có đời nhà Thương (Ân), 1384 - 1111 B.C., cho đến ngày nay là có dấu vết rõ ràng, là chính sử). Những thế kỷ về trước các học giả sử gia Việt Nam đã thường tỏ ý nghi ngờ về truyền thuyết họ Hồng Bàng là con cháu Thần Nông, và cho rằng ông cha tạo ra huyền thoại đó chỉ vì lòng tự ái dân tộc, muốn cho rằng Việt Nam cũng ngang hàng với Trung Quốc vì cũng có cùng một ông tổ xa xưa...Những năm gần đây thì giới học giả với các tài liệu về cổ nhân học và khảo cổ học thì bắt đầu bác lại thuyết thiên di. Nhưng tôi lại cho rằng Thần Nông (có thể là do một bộ lạc hoặc nhiều bộ lạc hoặc một người lãnh đạo bộ lạc) chính là người Việt cổ. Chính những người này đã dạy dân tộc Trung Quốc biết đến nghề nông. Chứng cơ hiển nhiên là vì giới nghiên cứu quốc tế, đã khẳng định bằng phương pháp đo phóng xạ Carbon các cổ vật, để chứng minh Việt Nam đã biết đến Nông nghiệp trước Trung Quốc khoảng 500 năm. Các di tích mới đào được ở vùng Ân Khư, ngày nay là An Dương huyện, tỉnh Hồ Nam (kinh đô cũ thời nhà Thương) đã cho thấy có rất nhiều cổ vật có dấu vết Lạc Việt: Từ các hình cá sấu, trâu, voi, trĩ đến loại đồ gốm đen...cũng nên biết ngay tên Thần Nông (Shen-Nung), dù đã là tiếng Hán vẫn còn giữ được cấu trúc Việt Ngữ (đúng là theo cấu trúc chữ Hán phải là Nông Thần giống như Viêm Đế). Xin xem chi tiết trong tác phẩm "Nguồn gốc dân tộc Việt" của chúng tôi, đặc biệt là chương "Ấn tích Lạc Việt trong nguồn văn hóa Ngưỡng Thiều, An Dương".(3)(4)

. Trở lại với huyền thoại Thần Nông đã biết dùng trà. Các học giả cổ của Trung quốc đã dẫn chứng trong sách "bản thảo" (là quyển sách thuốc cổ nhất về y học Trung Quốc, vừa được Bắc Kinh cho dịch ra ngoại văn). Sách "bản thảo" vẫn được tin tưởng rằng do chính Thần Nông (2737-2697 B.C) viết ra. Nhưng ngày nay thì người ta biết được đích xác hơn, đó là tác phẩm được viết vào đời Hán (25-220 sau Tây Dương lịch, A.D.). Riêng đoạn viết về trà, thì giới học giả hiện đại cũng có thể chứng minh đó là những đoạn chỉ mới thêm vào trong khoảng nhà Đường (618-907). Vì vậy, thuyết này với "Bản Thảo" cũng không đủ ấn chứng.

Nguồn gốc trà theo thư tịch.


...



(1) Bồ Đề Đạt ma là một người có thật, nhưng đã biến thành một nhân vật thần thoại. Từ trước ở Đông Á người ta cứ tin rằng tổ Đạt Ma là nguyên nhân của nhiều truyền kỳ: Từ vô học đến nhiều thần thoại khác. Nhưng ngoài Tuyệt Quán Luận, giới học giả thế giới không thấy có bất cứ những văn kiện, sử liệu, sáng tác nào khác của Tố Đạt Ma. Xem Bồ Đề Đạt Ma - Tuyệt Quán Luận" của Vũ Thế Ngọc, Eastwest Insttitute Press, 1983.

(2) Theo sách "Sưu Thần Ký" thì Thần Nông còn có một cái roi thần, đánh roi vào câc loài cây cỏ thì các tính chất lành, độc, nhiệt, hàn...của từng loại tự nhiên hiện lên. Thần dựa vào các tính chất đó để trị bệnh cho loài người, cũng như dạy loài người trồng các cây có ích.

(3) Hiện nay các ngành khoa học từ cổ sinh vật học đến hải dương học, từ Ngôn ngữ học đến Dân tộc học đã tiến những byước thật dài, cộng với các công nghệ khai quật khảo cổ ở Trung Quốc và Đông Nam Á mới đây, đã có thể cung cấp đủ tài liệu cho chúng ta vẽ lại được chính xác lịch sử khởi nguyên của dân tộc Việt, mà trước đây các học giả Việt Nam thường chỉ căn cứ vào thư tich Trung Quốc và một vài ý kiến chủ quan, thực dân của một vài học giả Âu Châu thời Việt Nam còn bị Pháp thuộc.

(4) Năm 2000 đại học UCLA dùng DNA chứng minh con gà Việt Nam là con gà được thuần hóa đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đầu thập niên 2000 khoa học gia thế giới dùng bản vẽ DNA con người chứng minh con người khởi nguyên từ Phi Châu, tiến đến Bắc Trung Hoa qua Đông Nam Á. (Chú thích năm 2005)

http://thohanphong.blogspot.com/

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết