You are not connected. Please login or register

Ánh Sáng - James Duong

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Ánh Sáng - James Duong Empty Ánh Sáng - James Duong Tue Jun 29, 2010 1:23 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Nguồn: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=55397
Ánh sáng

Phương Tây có câu: "Photographers are artists who play with light." Nôm na tiếng An Nam nó kiểu như là: Nhiếp ảnh gia là những nghệ sĩ sáng tác bằng ánh sáng. Nói về sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh sáng là thành tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Đơn cử, khi chúng ta xem 1 bức ảnh, điều đầu tiên đập vào mắt ta chính là ánh sáng, sau đó ta mới để ý đến bố cục, nội dung, khoảnh khắc, vân vân và vân vân.

Thời gian qua JD nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này, ví dụ như:
- Bác dùng đèn gì?
- Bác thích dùng dù hay softbox?
- Bác đặt đèn cách mẫu bao xa?
Lại vân vân và vân vân.

Các câu hỏi đó cho thấy rất nhiều bạn quan tâm đến ánh sáng NHÂN TẠO. Quay trở lại về lý thuyết, ánh sáng có 2 loại ánh sáng: Tự Nhiên và Nhân tạo.

Ánh sáng tự nhiên thì ai cũng biết rồi. Ấy là ông mặt trời đỏ ối, ông trăng tròn trên cao, bóng râm bên hiên nhà ... đều là những thứ gắn bó với mỗi chúng ta từ thời thơ ấu, bất kể tuổi thơ êm đềm hay quá khứ dữ dội.

Tuy nhiên, đã là Nhiếp ảnh gia, đã là nghệ sĩ ánh sáng thì chúng ta không thể âu yếm mãi cái ánh sáng tự nhiên mà bỏ đi ánh sáng nhân tạo được. Anh không phải là nhiếp ảnh gia nếu anh không biết sử dụng ánh sáng nhân tạo. Có những nhiếp ảnh gia cả đời không dùng hoặc dùng rât ít đến ánh sáng nhân tạo (phóng viên thể thao, wild life) nhưng họ đều nắm vững kiến thức và cách sử dụng ánh sáng nhân tạo.

JD mở topic này để chia sẻ với các bác về ánh sáng nhân tạo hay nói một cách mộc mạc và giản dị hơn là đèn đóm. Nhiều khi chúng ta quá quan tâm đến body, lens mà quên đi đèn. Chúng ta có thể bỏ ra hàng ngàn đôla để mua máy, mua lens nhưng không thèm bỏ ra $100 để mua cái đèn trong khi cái đèn đó mới làm nên sự khác biệt trong từng bức ảnh, sự khác biệt mà cái đèn mang lại lớn hơn sự khác biệt mà cái lens đem lại hàng vạn lần. Ví dụ đơn cử, nếu cho em chọn lens 50mm f1.8 + flash SB600 (giá $350) hoặc 85mm f1.4 (giá $1000) thì em nhắm mắt chọn cái đầu tiên ngay, giá rẻ hơn rất nhiều nhưng chất lượng hình ảnh lại hơn cực nhiều.


Em không biết đã bác nào viết về vấn đề này chưa nhưng có người hỏi thì em cứ nói, giúp người người lại giúp ta. Topic này em sẽ viết rất dài, nội dung chủ yếu tập trung vào strobism. Tóm tắt trước thì khung hình sẽ giống giống thế này

I. Tính chất của ánh sáng

II.Đèn speed light
1. On camera
2. Off camera
3. Các thiết bị kích hoạt wireless

III.Đèn studio

IV. Thay đổi tính chất ánh sáng
1. Softbox
2. Dù phản
3. Dù xuyên
4. Beauty dish

V. Kinh nghiệm thực tiễn
1. Ngoài đường
2. Trong nhà
3. Làm việc với người mẫu và khách hàng
4. Lỗi lầm cần tránh

VI. Nghệ thuật
1. Tỷ lệ ánh sáng
2. Bố cục
3. Nội dung trình bày

Cái khung hình này do vừa nghĩ đến đâu là viết đến đấy nên có thể sẽ có sự thay đổi sau này. Những kiến thức mà em sẽ đề cập đến cực kỳ cơ bản và đơn giản, không có gì là cao siêu vì em cũng chả cao siêu cái mẹ gì.

Những thiết bị đề cập tới sẽ dựa trên tiêu chí rẻ tiền và hữu dụng. Em có thể tiêu nhiều tiền vào lens vào máy nhưng không thích đốt tiền vào đèn vì ánh sáng cũng chỉ là ánh sáng thôi.

Em xin dừng ở đây để đi ngủ, mai sẽ bắt đầu vào chương một. Cám ơn các bác đã theo dõi.

http://thohanphong.blogspot.com/

2Ánh Sáng - James Duong Empty Re: Ánh Sáng - James Duong Tue Jun 29, 2010 1:26 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Cám ơn các bác đã ủng hộ, em xin xông thẳng vào vấn đề. Em sẽ cố gắng tập trung vào các vấn đề thật thiết thực, bỏ qua hết những gì không liên quan vì ở đây chúng ta là thợ ảnh chứ không phải kĩ sư quang học hay gì gì đấy.

I. Tính chất của ánh sáng:

Lại xông thẳng vào vấn đề, bác nào mà học nhiếp ảnh thế nào cũng bị nhồi nhét vào đầu 3 cái tốc độ ánh sáng, frequency, nhố nhăng và nhố nhăng. JD chỉ cần các bác nhớ 1 điều duy nhất, quan trọng nhất:

Càng gần nguồn sáng thì ánh sáng càng mềm mại, càng xa nguồn sáng thì ánh sáng càng gắt.
Tương tự, nguồn sáng càng to so với chủ thể thì ánh sáng trên chủ thể càng mềm mại; ngược lại, nguồn sáng càng nhỏ so với chủ thể thì ánh sáng càng gắt.

Để giải thích thì cũng dễ hiểu thôi, càng gần nguồn sáng thì nguồn sáng càng lớn so với chủ thể, ánh sáng sẽ bao phủ diện tích rộng hơn, ít đổ bóng hơn ---> cho ta ánh sáng mềm mại hơn.

Ví dụ thực tiễn: các bác đặt ly nước A bên thật cửa sổ rồi đặt ly nước B bên bàn khác bên trong. Chúng ta sẽ thấy ly nước A bên cửa sổ sẽ không có bóng đổ trên bàn, nhưng ly nước B ở bên trong phòng sẽ có bóng đổ dưới bàn.

Ví dụ 2 bức ảnh dưới đây dùng chung 1 nguồn sáng, ly nước A đặt gần cửa sổ nên không thấy bóng đổ, nếu có thì rất rất ít, trong khi ly nước B đặt xa cửa sổ nên thấy rõ bóng đổ trên bàn.

Ly nước A

Ánh Sáng - James Duong 001

Ly nước B

Ánh Sáng - James Duong 002

Em lại nhắc lại là cái tính chất càng gần càng mịn, càng to càng mịn là cực kỳ quan trọng, nó liên quan tới việc sử dụng đèn sau này.

Lưu ý: có bác hỏi về lượng ánh sáng và hướng ánh sáng, em xin trả lời luôn là không cần quan tâm đến nó. Não người thì có hạn, kiến thức thì vô biên, chỉ cần nhớ những cái gì sử dụng được, nên bỏ đi những gì không liên quan.

Lượng ánh sáng: nếu nhiều sáng thì ta khép khẩu, tăng tốc, hạ ISO, không thành vấn đề. Kể cả những thứ như inverse square law cũng không cần phải biết.

Hướng ánh sáng: em thây rất buồn cười là quá nhiều bài viết trên mạng nói về butterfly lighting, loop lighting, short lighting, broad lighting, vân vân. Em xin nói thẳng là những cái đấy chỉ mang đi lừa gà thôi. Bản thân rất nhiều các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không biết những cái đấy là gì. Bên Mỹ đợt trước hay có mấy cái Câu lạc bộ Nhiếp ảnh mời mấy anh nhiếp ảnh gia ghẻ đến dạy rồi nói về 3 cái broad, short, loop, split lighting. Mấy anh mấy chị ngồi dưới gật gù tưởng đấy là kiến thức ghê gớm lắm. Trên thực tế chúng ta không cần phải biết tên gọi hay những cái đấy là gì, mà phải biết chúng ta muốn tạo ra bức ảnh như thế nào, em sẽ trình bày vào phần sau.

Tóm tắt phần này:

Càng gần nguồn sáng thì ánh sáng càng mềm mại
Nguồn sáng càng to so với chủ thể thì ánh sáng trên chủ thể càng mềm mại



Được sửa bởi Hàn Phong ngày Wed Jun 30, 2010 1:52 pm; sửa lần 1.

http://thohanphong.blogspot.com/

3Ánh Sáng - James Duong Empty Re: Ánh Sáng - James Duong Wed Jun 30, 2010 1:42 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Trước khi đi vào vấn đề các loại đèn thì JD xin dành 1 ít thời gian nhấn mạnh vào 1 số tính chất tối quan trọng của đèn. Trong nhiếp ảnh có 2 loại đèn:

1. Continuous light:

Đây là loại đèn phát ra ánh sáng liên tục, ví dụ như đèn bàn, và các loại đèn bóng. Thực ra đèn tuýp (nê-ôn) phát ra ánh sáng chớp nhưng vì chớp quá nhanh nên mắt thường không thấy được nên tưởng là đèn thường. Trước kia ... lâu lắm rồi, từ thời ơi trời, khi chưa ra đời đèn strobe thì người ta chỉ sử dụng loại đèn này, continuous light hay còn gọi là hot light.

Lý do tại sao gọi là hot light vì nó nóng. Cái ưu điểm của loại đèn này là trông thế nào thì chụp thế ấy, nghĩa là khi chiếu đèn vào mẫu thì thấy luôn highlight, shadow, vân vân. Tuy nhiên, lợi bất cập hại khi dường như loại đèn này chỉ thích hợp cho chụp 1 số sản phẩm. Do tính chất của nó là nóng nên không phù hợp cho chụp người và chụp thức ăn. Nếu bác nào có biết qua về holywood lighting thì nó chính là loại đèn người ta sử dụng, rất chói, gắt, bóng đổ mạnh và rõ. Loại đèn này hiện nay rất ít người sử dụng.

2. Đèn strobe:

Là loại đèn phổ biến nhất bây giờ, từ trong nhà ra đến ngoài đường, từ đám cưới cho đến thời trang, mọi chỗ mọi nơi. Đèn strobe cho ra ánh sáng chớp, tức là chỉ chớp lên 1 lần thôi, bao gồm các loại đèn như Canon speedlight, Nikon speedlight, Broncolor, Bowen, Travellite, vân vân và vân vân.

* Tính chất của đèn strobe khi sử dụng với máy ảnh:

Do loại đèn này chỉ chớp ra ánh sáng trong 1 tíc tắc nên tốc độ màn trập (shutter speed) không liên quan tới độ sáng. Trên mạng bây giờ có rất nhiều bài giải thích về vấn đề này, nhiều bác giỏi về vật lý nên trả lời cao siêu quá, gây khó hiểu cho người chụp. Em thì giải thích theo cách giản dị cho dễ hiểu: cái đèn nó chỉ chớp ra ánh sáng trong 1 tic tắc nên chúng ta có phơi sáng lâu hơn (ví dụ giảm từ 1/60s xuống 1/30s) thì ảnh cũng không sáng hơn vì sau khi đèn chớp rồi tắt ngay, đâu còn ánh sáng chui vào sensor nữa.

Mặc dù tốc độ màn trập không ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh nhưng với máy DSLR, chúng ta không thể sử dụng tốc độ nào cũng được. Em phải nhấn mạnh cái này vì bản thân em ngày trước cũng bị gặp phải. Ngoài ra, khi em nói về vấn đề này với 1 người bạn thì anh ta nói rằng: "Nếu tốc độ màn trập không ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh thì em cứ để hẳn tốc độ 1/500s để bảo đảm nếu có rung tay thì ảnh vẫn nét." Nghe qua thì có vẻ có lý nhưng thực tế không phải vậy vì với máy DSLR, chúng ta có tốc độ tối đa để chụp với đèn strobe, gọi là sync speed. Chúng ta sẽ bàn cụ thể về sync speed vào các phần sau.


II. Đèn speed light:

1. On camera flash:

Khi chúng ta gắn speedlight lên trên body thì tốt nhất nên để chế độ TTL là tốt nhất để tiết kiệm thời gian và để đạt kết quả chính xác.

Trong thân máy thì chúng ta phải để chế độ M. Tại sao phải để chế độ M ?!?!! Như đã nói ở trên, tốc độ màn trập không ảnh hưởng đến độ sáng của chủ thể, chỉ có khẩu độ và ISO mới quyết định đến độ sáng của chủ thể. Khi đó, tốc độ màn chập do ta điều khiển quyết định đến độ sáng của background. Do sync speed (tốc độ cao nhất để chụp cùng flash) ở mỗi dòng máy khác nhau, các máy high-end thường là 1/250s, các máy khác thường là 1/200s ví dụ như D5000. Vì vậy, khi để ở chế độ M, tốc độ cao nhất của D5000 sẽ là 1/200s, các bác có xoay,có vặn thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể đẩy tốc độ cao hơn được.

Do gắn flash ở trên body nên máy móc sẽ tính toán để đèn cho ra cường độ sáng chuẩn nhất tại chế độ TTL. Các bác có thể điều chỉnh khẩu độ để kiểm soát depth of field theo ý muốn và đèn sẽ chớp ra dựa trên ISO và khẩu độ mà các bác chọn.

* Chú ý: thực ra tốc độ màn trập có thể ảnh hưởng đến chủ thể trong 1 số trường hợp đặc biệt. Ví dụ như bác chụp mẫu trong 1 căn phòng có đèn đỏ, bác giảm tốc độ chụp xuống thấp để ánh đèn đỏ hắt lên người mẫu, để lấy thêm 1 ít gam đỏ vào bức ảnh chẳng hạn.

Ví dụ như bức ảnh này (bức này em không dùng on camera flash) nhưng về lý thuyết thì nó tương tự nên em lấy làm ví dụ:
Mặt của mẫu được đèn SB800 chiếu sáng. Em hạ thấp tốc độ xuống để lấy ánh sáng mặt trời làm ven tóc đỏ của mẫu, nếu em để tốc độ cao thì sẽ không có cái phần đỏ đỏ ở tóc mẫu.

http://thohanphong.blogspot.com/

4Ánh Sáng - James Duong Empty Re: Ánh Sáng - James Duong Wed Jun 30, 2010 1:45 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

On camera flash tiện lợi và nhanh chóng, phù hợp cho việc chụp tiệc tùng và sự kiên. Tuy nhiên, nó sẽ không thể mang đến kết quả tốt nhất. Lý do đơn giản là khi chúng ta dùng on camera flash, đèn oánh thẳng vào mặt mẫu góc 90 độ khiến cho phần bên trái và phần bên phải của mặt sáng như nhau. Mặt người do đó sẽ không nổi khối, bị bẹt và không có cảm giác hiệu ứng 3 chiều.

* Chỗ này JD xin ghi chú 1 chút: do mê tiền, mê gái và thích gái đẹp nên JD chỉ chụp người và chủ yếu là gái.Vì vậy, các hướng dẫn sẽ tập trung vào đối tượng người mẫu, thời trang và chân dung. Chụp sản phẩm yêu cầu các kĩ thuật ánh sáng rất khác, JD sẽ không bàn đến vấn đề đó ở đây.

Như đã nói ở trên, nói to tát là do bản năng vươn lên của con người, nói nhỏ nhẹ là do chụp on-camera flash chán mẹ nó rồi, chúng ta cùng nhau tìm đến off-camera flash để cải thiện đứa con tinh thần và cũng để nâng cao tay nghề.

Ông bà đã dạy: có thực mới vực được đạo. Triết học Mác-Lênin ngày xưa có phán: Vật chất quyết định tinh thần. Mấy thằng nhiếp ảnh bảo nhau: có thiết bị thì mới chụp được.

Muốn chụp off-camera flash chúng ta phải có 1 số thứ nhất định:

1. Đèn flash:

Do chụp off camera nên chúng ta không thể để chế độ TTL được. Điều đó hơi dở nhưng cái hay là tiết kiệm được cực nhiều tiền. Bất kể bác dùng body Nikon hay Canon, bác mua đèn gì cũng được, cái đèn thực ra nó chỉ đắt ở TTL thôi. Bác dùng máy Canon nhưng cũng có thể dùng mấy con đèn ghẻ của Nikon như SB 26. Chúng ta cũng có thể tiết kiệm tiền mua đèn Vivitar chưa đến $95 USD. Không cần phải mua SB 800 hay SB 900 hay Canon 580EX. Phí tiền, mua về xong có dùng được TTL đâu.

Tuy nhiên (sao dạo này mình nhiều từ tuy nhiên thế nhẩy ???), tuy nhiên, nếu đã đầu tư mua đèn thì em vẫn khuyên các Nikonians mua SB 600. Những lúc cần chụp tiệc tùng sự kiện thì vẫn cắm SB 600 lên body mà TTL được. Cá nhân em không thích SB 800 lắm vì nó hay nhảy sang chế độ sleep mode để tiết kiệm pin quá.

2. Chân đèn + Thanh cắm dù:

Em không biết cái này ở VN giá cả bao nhiêu nhưng em nghĩ là nó không đắt. Đây là chân đèn và thanh cắm dù của em.

Ánh Sáng - James Duong 003

Ánh Sáng - James Duong 004

Ánh Sáng - James Duong 005

Cái này thì ông bán hàng chắc sẽ nói tường tận với các bác 1 cách dễ dàng, cái thanh cắm dù có cái lỗ để xuyên dù vào và thanh gạt để chỉnh độ chúc xuống hay ngước lên của đèn.



Được sửa bởi Hàn Phong ngày Wed Jun 30, 2010 1:53 pm; sửa lần 1.

http://thohanphong.blogspot.com/

5Ánh Sáng - James Duong Empty Re: Ánh Sáng - James Duong Wed Jun 30, 2010 1:46 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

3. Wireless transmitter:

Do đèn để off-camera nên chúng ta phải có cái gì đó để kích hoạt nó. Trước khi khuyên các bác nên mua loại nào, em xin giới thiệu sơ qua về các loại thiết bị kích hoạt, có 4 loại tất cả:

a. Optical Slave:

Kích hoạt bằng ánh sáng, chúng ta thường gắn cục này dưới chân đèn flash, khi có ánh sáng chớp lên thì cục này sẽ bị kích hoạt và kích vào đèn flash để đèn chớp lên.

Cách sử dụng: đây là 1 món quà mà Nikon đã làm cho khách hàng từ lâu và Canon mới bắt đầu áp dụng vào body 7D. Các bác có thể dùng cái đèn cóc của camera, khi chụp, đèn cóc này sẽ chớp lên, đèn flash nhận được ánh sáng sẽ chớp ra ánh sáng.

Nếu máy của các bác không có chế độ này thì cũng đừng lo vì cách làm này em không thích và cũng khuyên các bác không nên dùng vì 2 lý do. Lý do thứ nhất, khi đèn cóc nhá lên, ít nhiều sẽ đánh sáng lên chủ thể trong khi chúng ta không muốn chuyện đó. Cái quan trọng hơn là sẽ làm cho người mẫu - khách hàng chói mắt, khó chịu. Lý do thứ 2 là đèn flash phải nhận được ánh sáng từ đèn cóc, cái bất cập là ở chỗ này đây. Có phải lúc nào các bác cũng để đèn flash ở phía trước và gần mình đâu, có khi bác để đèn phía sau bác, có khi bác dùng ống kính tele, đứng tít ra xa, làm sao để cho ánh sáng từ đèn cóc tới được đèn flash. Tóm lại cách này em đã dùng nhưng không thích. Đây là bức ảnh duy nhất em dùng cách làm này và không bao giờ dùng lại nữa, vẫn ra được ảnh theo ý muốn nhưng quá bất cập.

Ánh Sáng - James Duong 006

b. Infrared Transmitter:

Tiếng Việt hình như là tia hồng ngoại, có dùng cho điều khiển TV nữa. Lợi thế của việc dùng tia hồng ngoại là nó có thể chuyên trở các thông tin cần thiết để cho đèn flash có thể đánh TTL. Nikon sản xuất cục phát SU-800, các bác có thể sử dụng cục SU-800 gắn trên camera để điều khiển các đèn khác theo mode TTL. Nghe qua thì hay và phù hợp với các bác chụp hoa lá cành, macro dí bén nhưng rất không phù hợp với các anh em mê gái. Lý do cũng chỉ vì cục SU-800 phải nhìn thấy được đèn flash. Em lấy ví dụ cụ thể, nếu bác để đèn đằng sau mẫu để làm đèn tóc thì chắc chắn 100% là cái đèn đó sẽ không phát sáng do tia hồng ngoại đã bị mẫu chặn.

Chụp trong nhà thì làm được do tia hồng ngoại có thể dội vào tường. Tuy nhiên, em cũng không khuyên cách này vì đã dùng off camera flash, chúng ta nên dùng chế độ Manual, ko nên dùng TTL vì những lý do em sẽ trình bày ở các phần sau liên quan hơn. Ngoài ra, nếu dùng tia hồng ngoại thì các bác chỉ dùng được trong nhà, lúc ra đường thì chịu chết.

http://thohanphong.blogspot.com/

6Ánh Sáng - James Duong Empty Re: Ánh Sáng - James Duong Wed Jun 30, 2010 1:58 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

1 số bức ảnh em dùng tia hồng ngoại với SU-800. Đây là bộ ảnh duy nhất em chụp bằng thiết bị này. 1 năm nay em hầu như không đụng đến nó cũng chỉ vì lý do "họ phải nhìn thấy nhau."

Ánh Sáng - James Duong 007
Ánh Sáng - James Duong 008
Ánh Sáng - James Duong 009

c. Radio Transmitter:

Đây là cách phổ biến nhất, hữu hiệu nhất, nghệ sĩ nhất và cũng dân chơi nhất, tóm lại là cái gì cũng nhất. Oánh xa tít, oánh xuyên tường, xuyên váy, xuyên áo, xuyên người được hết. Các bác cứ đi cả 10 cái studio thì em dám chắc cả 10 studio sẽ dùng sóng radio để kích đèn.

Chính vì tính hữu hiệu của nó cho nên rất nhiều công ty sản xuất ra các thiết bị kích đèn bằng radio, phổ biến nhất là pocket wizard. Mặc dù hồi học lighting, chúng em dùng PW do cần phải có nhiếu channels nhưng ở topic này, em không khuyên các bác mua PW vì: đăt tiền, to nặng, và vì chúng ta đang dùng đèn speed light chứ không phải đèn studio.

Một hãng nữa đã cho ra đời 1 loại radio transmitter rất hay, sản phẩm đó gọi là radio popper, cực đắt tiền, cục phát $250, cục nhận cũng $250. Nó đắt vì các bác có thể sử dụng tốc độ màn trập vượt qua tốc độ sync speed, tại sao lại hay? Em xin trả lời ở phần sau liên quan hơn.

Để khuyên các bác mua loại nào, em khuyên các bác nên mua cục YongNuo của tàu, cực rẻ và bền, em dùng hơn 1 năm nay không vấn đề gì hết. Giá rất rẻ, khoảng $30 US cho cả 1 cục phát và 1 cục nhận.

Cục phát gắn trên camera:
Ánh Sáng - James Duong 010

Cục nhận gắn dưới đèn
Ánh Sáng - James Duong 011

Ánh Sáng - James Duong 012

d. Sound Trigger

Hiện nay đã ra đời loại trigger bằng âm thanh, em chưa từng sử dụng nên không dám nói.

Chốt lại về khoản trigger thì em vẫn khuyên các bác nên mua trigger Tàu cho nhẹ nhàng, tiết kiêm nhưng rất bền.

http://thohanphong.blogspot.com/

7Ánh Sáng - James Duong Empty Re: Ánh Sáng - James Duong Wed Jun 30, 2010 2:01 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Đáng lý ra theo phần tiếp theo này em sẽ nói về 1 số ít đèn studio em đã được dùng nhưng em thấy chưa cần thiết vì em chưa nói về cách sử dụng những thiết bị đề cập đến trong các post trước.

Nói về các vấn đề off camera flash với speed light thì gọi chung là Strobism, từ này xuất phát từ từ strobe (đèn chớp).

Có 1 sai lầm về nhận định khi 1 số người cho rằng chơi strobist là phải chơi buổi tối. Chụp đêm thì cần đèn nhưng không có nghĩa dùng đèn là phải chụp đêm.

Theo cá nhận em, khi đã sử dụng đèn là chúng ta phải hoàn toàn kiểm soát ánh sáng, dù là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo hay kết hợp cả 2 cùng lúc. Khi dùng đèn, chúng ta có thể biến ngày thành đêm. Ví dụ: 2 bức này em chụp cùng 1 lúc 1h trưa:

Không dùng đèn:
Ánh Sáng - James Duong 013

Dùng đèn:
Ánh Sáng - James Duong 014

Em nhớ dạo trước có 1 nhiếp ảnh gia nói rằng: "Nhiếp ảnh phải phản ánh sự thật, ngày phải là ngày, đêm phải là đêm, sự thật phải là sự thật." Em không biết có bác nào đồng ý với cái câu phát ngôn ở trên không, còn em thì em cho nó vào sọt rác. Đã từ lâu rồi, ngành truyền thông media không thể phản ánh được sự thật, kể cả là CNN and NBC, nữa là 3 cái ảnh ọt. Em xin không đi sâu vào vấn đề này, nếu không chắc phải viêt mỏi tay.

Quay trở lại về strobism. Có 2 lý do chính là bản thân em và em nghĩ cũng nhiều bác nữa đến với strobism:

1. Chụp ngược sáng
2. Chụp ban đêm

Thứ nhất chụp ngược sáng, các bác thấy background đẹp quá, mây trời gió biển, ánh sáng hoàng hôn rực rỡ. Khi chụp, để thẫy rõ được background đẹp lung linh thì mặt con người mẫu đen hơn cục than tổ ong mấy bà mấy mẹ hay đốt ngoài đường. Làm lại, các bác đo sáng vào mặt mẫu, chuẩn rồi,bấm cò chụp 1 phát, mặt em mẫu xinh tươi long lanh như hoa mùa hạ còn background thì trắng xóa, đâu còn những gì lung linh huyền ảo khi nhìn bằng mắt thường.

Strobism lúc này sẽ là giải pháp cho chúng ta. Các bác gắn cục phát lên camera, gắn đèn sb600 hoặc 430ex lên cục nhận rồi gắn lên chân đèn.

Bước 1: Đo sáng vào background bằng camera, bắt buộc để chế độ M, tốc độ màn chập tối đa là 1/160s thôi nếu quá sẽ bị hỏng ảnh (em sẽ đăng ví dụ dưới đây). Ví dụ đo được background ISO 100, f8 (nên để khẩu nhỏ, không nên để khẩu to xóa phông, nếu để khẩu to, chẳng hạn f2.8 thì tốc độ nhiều khả năng vượt quá 1/160s), 1/80s. Tóm tắt lại: ánh sáng của background đo được ISO 100, f8, 1/80s.

Chuyển đèn sb600 / 430ex sang chế độ M, để khoảng 1/16 (sẽ cân chỉnh sau), để đèn cách mẫu khoảng 1 mét rữoi, cao hơn đầu mẫu và chúc xuống, các cách đặt đèn thì em sẽ nói sau. Sau đó chụp thử, chắc chắn background sẽ đúng sáng vì đo sáng rồi, kiểm tra xem mẫu thừa sáng hay thiếu sáng. Nếu thiếu sáng, tùy vào thiếu ít hay nhiều, có thể tăng đèn lên 1/8 hay 1/4, chụp thử lại, đến khi nào thấy mẫu đúng sáng thì thôi. Làm tương tự nếu thấy mẫu cháy sáng, ta giảm đèn xuống 1/32 hay 1/64, chụp và kiểm tra. Có máy đo sáng thì nhanh hơn nhưng không bắt buộc phải mua nếu hạn chế về kinh tế, chúng ta đang sống trong thời đại kĩ thuật số nên có thể dùng màn hình LCD để kiểm tra ngay.

Bây giờ, nếu các bác muốn background sáng hơn thì giảm tốc lại, muốn background tối đi thì tăng tốc độ màn chập lên. Thông thường nhiều người thích background tối đi để cho ảnh ly kỳ hơn. Nếu vậy, tăng tốc độ màn chập lên, nhưng ko đc quá 1/160s.

Ví dụ 1 số ảnh em chụp ngược sáng bằng cách làm đó

Ánh Sáng - James Duong 015

Ánh Sáng - James Duong 016

http://thohanphong.blogspot.com/

8Ánh Sáng - James Duong Empty Re: Ánh Sáng - James Duong Wed Jun 30, 2010 2:03 pm

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Các post trước em nhắc nhiều về sync speed. Khi các bác cắm flash trên body thì không phải lo vì tốc độ tối đa chỉnh được sẽ là sync speed (hầu hết là 1/200s), ko thể xoay cho nó lên được hơn nữa.

Tuy nhiên, khi để off-camera flash thì các bác có thể thoải mái chỉnh tốc lên 1/4000s cũng được. Bắt buộc phải để tốc độ không quá sync speed. Khi chúng ta xài cái xài cái trigger YongNuo, sync speed sẽ bị giảm xuống còn 1/160s. Đây sẽ là hiện tượng xảy ra khi chúng ta để tốc độ màn chập cao hơn sync speed.

Tốc độ em để ở đây là 1/250s
Ánh Sáng - James Duong 017

Cái phần đen đen phía dưới gây ra do tốc độ màn chập quá nhanh, khiến cho sensor chưa kịp nhận đủ ánh sáng của đèn strobe.

2. Chụp ban đêm

http://thohanphong.blogspot.com/

9Ánh Sáng - James Duong Empty Re: Ánh Sáng - James Duong Fri Jul 02, 2010 10:49 am

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

Trước khi đi tiếp về cách chụp chân dung buổi bình minh, hoàng hôn và buổi đêm, JD xin nói thêm về vấn đề thiết bị.

Để sử dụng off-camera flash với cục trigger Tàu YongNuo thì các bác phải set up như sau:

Chỉnh đèn về chế độ M, cái này dễ nhất, chỉ việc ấn vào nút Mode:

Ánh Sáng - James Duong 018

Ở cục nhận thì ta gạt sang chế độ W, còn chế độ L là dùng cho optical slave, chúng ta không dùng optical slave nên không cần gạt sang L.

Ánh Sáng - James Duong 019

Một số bác có hỏi là nên mua đèn gì, theo JD thì chúng ta nên mua theo tiêu chí sau:

- TTL on camera được
- Rẻ tiền
- Nếu mua 2 đèn trở lên thì nên mua cùng 1 hãng, tránh trường hợp 1 đèn Canon, 1 đèn Nikon hoặc 1 đèn Vivitar, 1 đèn Nikon. Mỗi hãng máy ảnh khi thiết kế đèn thường cho 1 White Balance cố định vào đèn của hãng. Vì vậy, đèn các hãng khác nhau sẽ có white balance khác nhau. Ví dụ, trước đây khi dùng Canon 430EX, em thường chỉnh WB khoảng 5300K, nhưng với các đèn Nikon thì em phải để ít nhất 5500K để có được WB tương tự.

Cá nhân em rất thích đèn SB600, nhỏ gọn, cường độ sáng mạnh bằng SB800 nhưng hoạt động trơn tru hơn, ko hay bị nhảy vào sleep mode như SB800. Còn SB 900 thì quá đắt, đèn bị nóng nhanh, chụp power cao 1 lúc sẽ ngưng.

Cho nên, nêú có hơn $400 usd thì em sẽ mua 2 cái SB 600 chứ không mua 1 cái Sb 900 làm gì. Nếu các bác mới bắt đầu làm quen với strobism thì nên bắt đầu bằng 1 đèn trước đã.

Tương tự bên Canon thì em thấy 430EX dùng quá đủ.

Về ống kính: các bác nên mua những ống khẩu to như 50mm f1.8, 50mm f1.4, 85mm f1.4. Không nên mua các ống như 70-200mm f4, chụp strobist thì nên tránh xa những ống kiểu như vậy.

Lý do: chúng ta cần khẩu to chứ không cần trình diễn thời trang với ống ngầu hay máy pro. Để có thể chụp strobist buổi tối, lấy ánh đèn lung linh thì phải từ khẩu f2.8 trở lên, f1.4 càng tốt.

Ví dụ trực quan sinh động: khi chụp ban đêm, chúng ta cần mở khẩu càng lớn càng tốt vì 2 lý do:

1. Để lấy được ánh sáng của background, nếu không sẽ đen thui. Nếu bác dùng ống 70-200mm f4, bác mở khẩu f4, ISO 800, 1/15s (khả năng out nét là chắc chắn). Nếu dùng ống 50mm f1.8, bác có thể để khẩu f2, ISO 800, tốc 1/60s (khả năng out nét cực thấp). Nếu có thêm tripod + 50mm f1.8, bác có thể để f2, 1/15s, ISO 200 (ảnh cực mịn).

2. Ống khẩu lớn thì mới lấy được những ánh đèn lung linh.

Tấm này em chụp bằng ống 50mm f1.4
Ánh Sáng - James Duong 020

Ống kính 85mm f1.8
Ánh Sáng - James Duong 021

Túm lại, em khuyên các bác nên dùng những ống 50mm f1.8, 50mm f1.4, 85mm f1.8, 85mm f1.4. Chống chỉ định những ống 70-200, khẩu không to bằng, nặng và tele nên rất dễ rung tay. Ngoải ra, khi dùng ống tele, các bác phải đứng xa mẫu, điều không nên làm khi chụp buổi tối. Ban đêm ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng phức tạp hơn ban ngày, nên đứng gần với nhau đề phòng kẻ gian. Hơn nữa cũng khỏi phải chơi trò hò nhau từ bờ ruộng này sang bờ ruộng kia, gọi nhau từ quán nước này sang quán nước nọ, cứ gần gũi thủ thỉ với mẫu, làm vậy mẫu cũng dễ chịu hơn.

http://thohanphong.blogspot.com/

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết