You are not connected. Please login or register

Y khoa thường thức.

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Y khoa thường thức. Empty Y khoa thường thức. Thu Oct 15, 2009 4:06 pm

Hoason

Hoason
Bạn Thân
Bạn Thân

Cúm A H1N1 có đáng sợ không ?

Thật ra loại vi rút này mới được phát hiện lần đầu và nhờ khoa học hiện đại phân tích gen thấy nó có nguyên liệu gen của các loại vi rút khác: cúm gà, cúm lợn và cúm người nên tổ chức Y tế thế giới lo sợ sẽ thành đại dịch cúm nguy hiểm cho toàn thế giới như các loại vi rút SaRt hay H5N1 gây bệnh đường hô hấp tối cấp mà tỷ lệ tử vong cao.

Cho đến nay tỷ lệ tử vong do cúm này H1N1 còn thua xa vi rút sốt xuất huyết, và chỉ rơi vào các trường hợp mà cơ thể có cơ địa yếu.

"Sơn ăn tùy mặt, bệnh mắc tùy người"

Không nên lo lắng quá khi nghe nói về H1N1 càng không nên mua thuốc uống phòng Tamiflu vì loại thuôc này đắt và hiệu quả của nó chỉ có tác dụng hai ngày trước và sau khi phát bệnh. Cáctrường hợp bệnh nặng biến chứng vào phổi thì đièu trị tích cực để cơ thể chóng trọi qua cơn nguy hiểm rồi tự cơ thể sinh ra kháng thể diệt Vi rút đi chứ không gioống như thuốc kháng sinh trị các bệnh nhiễm vi khuẩn

Hãy coi H1N1 như một loai cúm thường thôi và cái chính là ta có sức khỏe tốt thì không lo bị cúm./.



Được sửa bởi Hoason ngày Tue Oct 20, 2009 9:51 am; sửa lần 1.

2Y khoa thường thức. Empty Re: Y khoa thường thức. Fri Oct 16, 2009 2:34 pm

Hoason

Hoason
Bạn Thân
Bạn Thân

Giải thích sơ bộ về các vi sinh vật gây bệnh.

Các vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm:

1. Vi khuẩn : (vi trùng) cơ thể nó là một tế bào hoàn chỉnh ví như quả trứng gà gồm 3 phần khoaichiỏ, lòng trắng+ lòng đỏ và phôi.

2. Vi rút : Nó chỉ là một mảnh nhiễm sắc thể thôi khi vào cơ thể nó chui vào tế bào và nhờ môi trường của tế bào để nhân lên. thế nên thuốc kháng vi rút tác dụng rất hạn chế và rất độc với tế bào lành. Phương pháp hiệu quả nhất là chế ra vắc xin để tiêm trước phòng bệnh thôi. Vi như Vắc xin viên gan B, viêm não nhật bản, vi rut dại do chó cắn...
3. ký sinh trùng: là loại có thể bé như vi trùng ( Sốt rét) hoặc to như giun, sán loại này có đặc điểm là phải ký sinh trên một sinh vật khác một giai đoạn rồi mới vào cơ thể gây bênh cho người
như sốt rét phải qua muỗi đốt truyền vào, giun phải ra đất phát triển thành ấu trùng rôi fmới vào ruột ,vv...
4. Nấm : nó mang bản chất thực vật phát triển như rong rêu cỏ dại
5. có loại không xếp vào nhóm nào như vi sinh vật gây bệnh mắt hột.


Trên đây là giải thích sơ bộ để khi đọc báo mọi người dễ hiểu ./.

3Y khoa thường thức. Empty Re: Y khoa thường thức. Mon Feb 08, 2010 4:38 pm

Hoason

Hoason
Bạn Thân
Bạn Thân

Xét nghiệm creatinin máu

"Tôi được bác sĩ phòng khám cho đi lấy máu xét nghiệm glucose, creatinin, cholesterol, triglycerid... Phần lớn các xét nghiệm tôi đều hiểu để kiểm tra bệnh gì, riêng creatinin thì không biết. Nếu nó tăng hoặc giảm thì sẽ liên quan đến bệnh gì?".

Trả lời:

Creatinin là một acid amin không có trong protein. Nó là chất chuyển hóa cuối cùng của creatin phosphat (dạng dự trữ năng lượng đặc biệt có nhiều ở cơ), phân bổ đều ở dịch ngoại bào và đào thải qua thận. Trong quá trình trao đổi năng lượng, một phần creatinin là sản phẩm cặn bã của chuyển hóa, không được sử dụng.

Creatinin ra khỏi cơ vào máu, được lọc ở cầu thận rồi bài xuất qua đường nước tiểu. Khi cầu thận bị tổn thương, creatinin tăng trong máu sớm hơn so với urê (sản phẩm thoái hóa cuối cùng của protein, cũng thải ra chủ yếu qua nước tiểu), phản ảnh tổn thương chức năng của thận. Việc xét nghiệm hàm lượng chất này giúp tiên lượng bệnh tốt hơn urê. Bởi vậy, xét nghiệm creatinin máu có độ tin cậy cao hơn so với xét nghiệm urê.

Trị số creatinin máu ở người bình thường là 62-120 micromol/lít (mmol/l) ở nam và 53-100mmol/l ở nữ. Khi trị số creatinin bắt đầu vượt ngưỡng bình thường thì chức năng thận đã bắt đầu giảm, và trị số creatinin càng tăng cao thì chứng suy thận càng nặng. Creatinin máu tăng trên 170 mmol/l tương đương với việc giảm 50% chức năng thận. Khi urê máu tăng, kèm theo creatinin máu tăng 200 mmol/l là suy thận mức vừa...

Ở người khỏe mạnh bình thường, lượng creatinin tạo thành và thải trừ hằng ngày nói chung khá hằng định và phụ thuộc vào khối lượng tổ chức cơ. Tuy vậy, với một số chế độ ăn, lượng creatinin trong máu có thể dao động lớn - thí dụ có thể thấy tăng sau khi ăn thức ăn nhiều creatinin như thịt quay.

BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống

4Y khoa thường thức. Empty Điều trị tăng mỡ máu Wed Feb 10, 2010 9:42 am

Hoason

Hoason
Bạn Thân
Bạn Thân

<TABLE cellSpacing=1 cellPadding=0 width="100%" bgColor=#afbfd4 border=0>

<TR>
<td align=left><TR><td><TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width='\"100%\"' border=0></TABLE>Đại dương mỡ trong máu!n cấu trúc màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Nó là tiền thân tạo thành những chất quan trọng: axít mật, vitamine D, hormone steroid như hormone của tuyến thượng thận, hormone sinh dục. br /br /br /br /TABLE style=""BORDER-COLLAPSE: " borderColor=#ecf2fe cellSpacing=5 borderColorDark=#456ae1 cellPadding=4 width=200 align=right borderColorLight=#4792d9 border=0 separate\?>



<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=5 width=100 align=left border=0>






<TR>
<td></TD></TR>
<TR>
<td>Tăng lipid máu dễ dẫn đến bệnh mạch vành.
</TD></TR></TABLE>
c loại apoprotein và lipoprotein đều có thể định lượng được trong máu. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, chỉ có 4 thành phần thường xuyên được định lượng và đánh giá trong chẩn đoán và điều trị: cholesterol toàn phần (CT), triglycerid, HDL và LDL. Khi có rối loạn 1 trong 4 thành phần nói trên, hoặc kết hợp nhiều loại thì được gọi là rối loạn lipid máu.

Các chất lipid không hòa tan được trong nước, chỉ hòa tan trong các dung môi hữu cơ. Vì lipid không tan được trong nước nên khi vận chuyển trong máu nó phải kết hợp với một loại protein (gọi là apoprotein) mang tên lipoprotein. Bằng điện di và siêu ly tâm, người ta đã tách lipoprotein ra nhiều thành phần:


  • VLDL (very low density lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng rất thấp chủ yếu do gan, một phần nhỏ do ruột tổng hợp, mang nhiều triglycerid nội sinh.
  • IDL (intermediary density lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng trung gian là các chất dư còn lại (remnant) sau chuyển hóa VLDL.
  • LDL (low density lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng thấp, do chuyển hóa từ VLDL và IDL, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các tổ chức. LDL là thành phần có liên quan trực tiếp đến cơ chế hình thành mảng vữa xơ động mạch (mà người ta vẫn thường gọi là “chất mỡ có hại”).
  • HDL (high density lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng cao, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tổ chức về gan. Người ta vẫn gọi đây là “chất dọn dẹp vữa xơ động mạch”, hay “chất mỡ có ích”.
Điều trị
Điều trị nguyên nhân: chứng rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát hay thứ phát. Đối với thể thứ phát, phải điều trị bệnh chính gây nên chứng đó (ví dụ bệnh đái tháo đường, cường giáp...) hoặc phải ngừng một số thuốc gây rối loạn lipid máu như hypothiazid, cyclosporin ...
Mục tiêu điều trị chứng tăng lipid máu là đưa các thông số lipid về giới hạn bình thường hoặc gần bình thường: Việc chọn mục tiêu điều trị thích hợp phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính chất của các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như tiền sử suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng fibrinogen máu, hút thuốc lá, tình trạng béo (chỉ số khối lượng cơ thể [BMI] >25), tuổi >50...
Các biện pháp can thiệp vào chứng rối loạn lipid máu:


  • Biện pháp đầu tiên là điều chỉnh chế độ ăn trong thời gian từ 2-3 tháng. Không quá vội vã dùng ngay thuốc. Trong nhiều trường hợp, chỉ bằng chế độ ăn hợp lý nhất là với các rối loạn ở mức độ nhẹ và vừa, kết hợp với giảm cân (nếu béo) thì các trị số CT, TG, LDL-C đều giảm rõ rệt.
  • Chỉ khi chế độ ăn không đủ hiệu lực thì mới dùng thuốc. Trong khi dùng thuốc, vẫn phải duy trì chế độ ăn bệnh lý, định kỳ phải xét nghiệm lại các thông số.
  • Tăng cường hoạt động thể lực: thể dục vừa sức, đi bộ. Hoạt động thể lực làm tăng HDL-C, phải tập ít nhất 40 phút mỗi ngày, tập đều hằng ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần, nếu ngừng tập thì những kết quả tốt sẽ mất ngay.
Một số thuốc điều trị chủ yếu
Nhiều thuốc đã được dùng trong điều trị chứng rối loạn lipid máu và đã được khẳng định tính hiệu lực qua các công trình nghiên cứu, ví dụ như:


  • Acid nicotinic (dilexpal, novacyl): có tác dụng làm giảm VLDL, giảm TG do ức chế quá trình tiêu lipid ở tổ chức mỡ, làm giảm lượng acid béo cần thiết cho gan tổng hợp VLDL, làm tăng chuyển hóa VLDL qua đó giảm LDL. Thuốc còn làm giảm lipoprotein (a), làm tăng nhẹ HDL.

    • Tác dụng phụ: dễ gây rối loạn tiêu hóa, nóng rát dạ dày, buồn nôn, chán ăn, bừng nóng mặt, đỏ da, nhịp tim nhanh, có thể làm tăng men gan.
    • Không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, suy gan, suy thận, tăng nhãn áp, loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.
    • Liều thường dùng dilexpal 1,5 - 3g/ngày, bắt đầu từ liều thấp rồi tăng từ từ để tránh tác dụng phụ.

  • Các acid béo không no omega-3 (Maxepa).

    • Các acid béo không no họ omega-3 được chiết xuất từ cá biển, có tác dụng làm giảm TG và VLDL máu là chính, giảm nhẹ CT, LDL, tăng nhẹ HDL (tuy hiệu lực chưa bằng fibrat), còn làm giảm nguy cơ huyết khối do tác động đến chuyển hóa của prostaglandin.
    • Thuốc ít có tác dụng phụ.

  • Các thuốc họ fibrat: clofibrat (miscleron, lipavlon), bezafibrat (bezalip), fenofibrat (lipanthyl), gemfibrozil (lopid)...

    • Các thuốc nhóm này làm giảm dòng acid béo về gan, làm giảm tổng hợp VLDL, làm tăng độ thanh thải VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ và đặc dễ gây vữa xơ động mạch, giảm ôxy hóa LDL: kết quả là giảm cả TG và CT (giảm TG nhiều hơn), giảm VLDL và LDL, tăng HDL.
    • Tác dụng phụ: đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, có thể có tăng men gan, yếu cơ ... Đáng lưu ý là sỏi mật, gặp với clofibrat nhiều hơn các fibrat khác.
    • Chống chỉ định: suy gan, suy thận, bệnh lý túi mật.
    • Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.

  • Các statin: đây là nhóm thuốc hiện nay được dùng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn lipid máu. Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của các loại statin trong dự phòng tiên phát và thứ phát các biến chứng của bệnh VXĐM (bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não). Các thuốc được sử dụng phổ biến là fluvastatin (lescol), atovastatin (lipitor), pravastatin (elisor), simvastatin (zocor) và rosuvastatin (biệt dược crestor). Nhiều nghiên cứu gần đây về các statin cho thấy, ngay cả ở những người không có rối loạn lipid máu, có các yếu tố nguy cơ tim mạch, dùng statin vẫn có tác dụng dự phòng các tai biến tim mạch. Trong số các statin, thuốc rosuvastatin còn được chứng minh là có tác dụng làm giảm kích thước của mảng vữa xơ động mạch.

    • Các statin ức chế men HMGCoA reductase làm cản trở quá trình nội sinh CT trong tế bào, làm tăng tổng hợp các cảm thụ cho LDL để tăng thoái giáng LDL theo con đường các cảm thụ. Các statin làm giảm CT là chính, làm giảm nhẹ TG và tăng nhẹ HDL.
    • Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nổi mẩn, đôi khi tăng các men gan, yếu cơ, tăng CPK.
    • Chống chỉ định: suy gan, suy thận.
    • Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Giảm liều khi dùng cùng với các chất kháng vitamin K (trừ với pravastatin).
    • Liều dùng: simvastatin và pravastatin 5-30 mg/ngày, atovastatin 10-80 mg/ngày, crestor 10 mg/ngày – ít phải điều chỉnh liều...

  • Một số thuốc từ nguồn dược liệu trong nước đã được một số tác giả nghiên cứu và đã hoặc mới được dùng trên lâm sàng như: nghệ curcuma longa (cholestan); ngưu tất (didentin); các acid béo không no chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu mầm hạt ngô. Chế phẩm từ dầu đậu nành mang tên hypochol có hiệu lực tương tự như maxepa - là các acid béo không no chiết xuất từ cá biển.
    Các nghiên cứu với các dược liệu trên cho thấy các thuốc đều có hiệu lực thấp hơn so với fibrat và statin, chỉ định khi có rối loạn lipid nhẹ và vừa.
TS. Nguyễn Đức Hải

Nguy cơ của các bệnh lý tim mạch liên quan chặt chẽ với hàm lượng cholesterol toàn phần và các tiểu thành phần của nó. Các tiểu thành phần đó là: LDL-C (Low-Density-Lipoprotein), Triglycerid và HDL-C (Hight-Density- Lipoprotein).

Sự tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-C, tăng triglycerid và sự giảm HDL-C dẫn đến xơ vữa động mạch, là nguyên nhân hàng đầu của các tử vong về tim mạch.
Bởi thế, nếu các bạn nghe \"bị\" cholesterol tức là muốn nói nó tăng lên trong máu để rồi thù hận, ghét bỏ, quyết tống khứ, đánh đuổi thì bạn đã \"vô ơn\" và làm quá còn hại cho cơ thể. Nhiều bạn đòi dùng \"thuốc tốt, thuốc mạnh\", ăn kiêng dữ dội để \"tiêu diệt\" nó, tiếc là cơ thể chúng ta đã tự lo được tới 75%, còn lại 25% mới là \"ngoại nhập\" qua đường \"mồm\". Tuy thế, các thực nghiệm cũng cho thấy nếu ăn nhiều thực phẩm: mỡ động vật, lòng đỏ trứng, hải sản... lại gặp gan bị ngộ độc bởi rượu, bia, thực phẩm không sạch… thì cholesterol trong máu sẽ cao ngất ngưởng. Do vậy, ăn uống hợp lý, không uống rượu bia triền miên, vệ sinh thực phẩm tốt, mới mong cholesterol ở mức bình thường, tránh được xơ vữa động mạch.
LDL-C: Lipid bản thân nó không thể \"đi lại\" trong máu được mà chúng phải gắn với protein, giống chiếc xe vận tải, nên gọi là lipoprotein. LDL-C là lipoprotein tỉ trọng thấp (low) có nhiệm vụ vận chuyển \"1 chiều\" cholesterol từ gan đến các mô của cơ thể. Khi cholesterol toàn phần tăng lên thì LDL-C sẽ tăng. Trong mảng xơ vữa động mạch chứa đa phần là LDL-C. Nếu LDL-C tăng 0,6% thì nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng 1% bởi chúng cứ chuyển cholesterol đến các nơi, đặc biệt là mạch máu gây ứ đọng tạo thành mảng.
Vì thế, LDL-C bị gọi là \"Cholesterol xấu\". HDL-C là lipoprotein tỉ trọng cao. Chúng có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol thừa thãi từ các mô, kể cả lòng mạch máu đưa trở về gan, chuyển giao cho mật để thải ra ngoài. Bởi thế, các nhà khoa học mới gọi HDL-C là \"Cholesterol tốt\" có tác dụng bảo vệ tim mạch. Nếu HDL-C tăng chỉ 1% đã làm giảm 3 - 4% tử vong do nhồi máu cơ tim.
Triglycerid: là mỡ mà chúng ta nhìn thấy, sờ thấy. Một phần tử triglycerid gồm 1 glycerol và 3 axít béo. Triglycerid là món nhiều người khoái, bởi chúng béo ngậy, ngon miệng hơn các loại dầu thực vật. Chúng là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng lâu bền và quan trọng của cơ thể. Nếu đường gluco chỉ dự trữ nửa ngày đã hết veo thì triglycerid là nhà kho có thể \"giao hàng\" cho bất cứ \"hoá đơn\" nào. Triglycerid ở dưới da kiêm thêm nhiệm vụ cách nhiệt như một cái phích, khiến người béo lúc nào cũng thấy \"nóng hôi hổi\" phải ngồi cạnh quạt hay ẩn mình trong phòng lạnh.
Người ta có thể nhịn ăn cả tuần nếu khối mỡ dưới da dầy bởi cơ thể sẽ phân hủy mỡ sinh năng lượng. Tuy vậy, nếu ăn nhiều mỡ, gan bị quá tải thì triglycerid trong máu sẽ tăng lên. Nếu triglycerid trong máu tăng sẽ kéo theo sự tăng LDL-C, giảm HDL-C, và xơ vữa động mạch tăng lên. Tăng triglycerid còn ức chế hoạt động của insulin là hormone làm giảm đường trong máu, nên dễ phát sinh tiểu đường type II.
Xơ vữa động mạch bắt đầu rất sớm trong cuộc đời của mỗi người. Không chỉ ăn uống vô độ, mà công việc căng thẳng, chịu stress triền miên, hút thuốc lá, là nhân tố thúc đẩy rối loạn chuyển hoá lipid, khiến mỡ trong máu tăng lên. Chẳng cần nói về những ông Tây, bà đầm suốt ngày ăn cả kilôgam thịt, mà ở nước ta số người bị mỡ trong máu cao và xơ vữa động mạch cũng đã ngút ngàn.
Vậy thì làm thế nào? Ăn uống hợp lý, hạn chế mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật; ăn ít chất ngọt, bởi đường vào trong cơ thể cũng biến thành mỡ. Chúng ta vượt qua stress bằng cách thư giãn với du lịch, thể dục thể thao, ngồi thiền, tập yoga… đều có lợi cho sức khoẻ và bình ổn mỡ trong máu. Tuy nhiên, trong tình hình thật giả lẫn lộn như hiện nay, chuyện ăn gì cũng thành vấn đề đau đầu. Chỉ mong các \"nhà\" giám sát vệ sinh thực phẩm đừng mắc \"hội chứng nhà kính\" mà \"bắt tận tay, day tận mặt\" như công an bắt trộm, mới có ngày bà con mình ngồi vào bàn yên tâm là \"ăn sạch\" và máu cũng sạch.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết