You are not connected. Please login or register

Thuật xử thế của cổ nhân

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Thuật xử thế của cổ nhân Empty Thuật xử thế của cổ nhân Mon Oct 26, 2009 1:36 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

TRÊN NÚI CAO CÓ CON THẦN ĐIỂU

Sở Mục Vương qua đời , con là Lữ lên ngôi lấy hiệu là Trang Vương. Trang Vương ở ngôi ba năm không có chút công lao gì với nước nhà , ngày nào cũng đắm mình trong tửu sắc và săn bắn. Trang Vương còn sai yết bảng trước ngọ môn :"Ai can vua sẽ bị chém".
Quan Đại phu Thân Vô Úy vào nói:
- Thần đến đây không phải để uống rượu , cũng không phải để nghe hát. Có người hỏi thần câu này :"Có một con chim lớn, lông có đủ sắc đẹp, đậu trên gò cao nước Sở đã ba năm nay, không thấy nó bay, cũng không nghe nó kêu, không biết đó là loại chim gì?"
Trang Vương hiểu Thân Vô Úy muốn can mình, cười và nói:
-Chim ấy không tầm thường đâu. Khi nó bay thì đến tận đỉnh trời, khi nó kêu mọi người đều khiếp vía.
Thân Vô Úy bèn lạy Sở Vương rồi lui ra. Nhưng Sở Vương vẫn tiếp tục chơi bời như cũ.
Một thời gian sau , có quan đại phu là Tô Tòng vào yết kiến Sở Trang Vương, khóc rống lên. Trang Vương hỏi:
- Sao ngươi khóc?
- Tôi khóc vì tôi sắp chết, lại khóc cho nước Sở sắp mất!
Vua hỏi tiếp:
- Nghĩa là sao?
Tô Tòng nói:
- Tôi muốn can đại vương, tất đại vương giết tôi. Tôi chết thì nước Sở
không còn ai can nhà vua nữa, nên Sở phải mất!
Sở Trang Vương nổi giần nói:
- Ta đã có lệnh hễ ai can ta là ta giết, nay ngươi vào can ta, chẳng ngu sao?
Tô Tòng nói:
- Ngu cũng chưa bằng đại vương!
Sở Trang Vương hét:
- Quân hỗn láo , sao dám nói càng?
Tô Tòng nói:
- Sự nghiệp của các Tiên Vương truyền đến ngày nay là một nước Sở hùng cường, thế mà có kẻ ngu xuẩn vì ham mê tửu sắc mà bỏ nó, khiến cho chư hầu đều phản, không ngu là gì? Đại vương giết tôi, đời sau sẽ gọi tôi là trung thần, cho đại vương là Kiệt , Trụ. Hết lời!
Sở Trang Vương nghe lời ấy lạnh toát cả người. Vội vàng đứng lên xin lỗi:
- Đại phu là bậc trung nghĩa ta nghe lời đại phu.
Nói rồi đập vỡ các đồ chơi, đuổi Trịnh nữ, Thái nữ, lập Phàn Cơ làm chánh cung. Ông nói:
- Tính ta ham săn bắn. Phàn Cơ thường can ta, nhưng ta không nghe.
Phàn Cơ không ăn thị các giống cầm thú đó, ấy là hiền nội của ta.
Từ đó Sở ngày một cường thình tiến lên hàng bá chủ.

BÀN

Đời sau lấy cái ý của Thân Vô Úy can Sở Trang Vương, thủ lãnh Lương Sơn Bạc là Tống Giang viết bài " Thần Điểu" diễn tả chí mình. Xin trích đoạn mở đầu:
Trên núi cao có con Thần Điểu
Ba năm qua bặt không tiếng kêu
Ngày hận mây trời che khuất bóng
Đêm buồn thỏ bạc rải thềm rêu
A ha! Thần Điểu con nương náu
Chờ ngày thét vỡ núi khe sâu
Vỗ cánh xé tan trời Bắc Khuyết
Nghiêng đầu đảo lộn chốn Ngao Châu
Thần Điểu ví chẳng rời non hiểm
Mặt nước Tâm Dương máu đỏ ngầu...
Có hai người can Sở Trang Vương nên thức ngộ: Thân Vô Úy dùng lời can theo phép ẩn dụ, Trang Vương hiểu được nhưng chưa chịu thay đổi ngay, còn Tô Tòng mắng xối xả vào mặt Trang Vương, Trang Vương cảm thấy lạnh mình, và thức ngộ ngay lập tức. Mới hay rằng, khuyên can người là một việc biết cách khuyên can hay không là việc khác. Vậy phải tùy theo tính khí mỗi người mà can. Sở Trang Vương sau này là một trong..Võ Lâm Ngũ Bá.

Sưu tầm

2Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Mon Oct 26, 2009 1:38 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

CÔNG TỬ LAN NƯỚC TRỊNH

Công tử Lan là em cùng cha khác mẹ với Trịnh Văn Công, nên bỏ sang Tấn làm quan. Trịnh Văn Công không phục Tấn quay qua tôn Sở. Tấn Văn Công nổi nổi giận gởi thư hẹn với Tần Mục Công đánh Trịnh.

Ngày khơi công Tấn Văn Công sai Lan kéo một toán quân đi hướng đạo. Lan Từ chối không đi , nói:
- Người quân tử tuy sống lưu vong nhưng vẫn không quên cố quốc, có đâu lại đem quân nước khác về đánh lại nước mình?

Tấn Văn Công không dám ép bèn cho Lan ở lại Tấn, tự mình dẫn quân đi.

LỜI BÀN

Thời Đông Châu về sau, những người hoàng tộc vì thời cuộc mà sống lưu vong ở nước người, hầu hết đều có mộng phục quốc. Những người ấy thà không ai giúp quân thì thôi, nếu có kẻ nào giúp quân cho, chắc chắn họ không bao giờ bỏ qua cơ hội. Không phải công tử Lan không có chí lớn, nhưng Lan là người quân tử xử sự hợp với chính đạo. Người như công tử Lan thật hiếm có trong đời. Cứ nhìn qua dòng lịch sử của loài người thì thấy rõ.

Sưu tầm

3Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Mon Oct 26, 2009 1:39 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

ANH EM TRỊNH TRANG CÔNG

Trịnh Khuất đột nối ngôi ( ở nước Trịnh ) lấy hiệu là Trịnh Vũ Công. Phu nhân là con gái thân hầu sinh được hai con Ngộ Sinh và Đoạn. Trong lúc sinh Ngộ Sinh phu nhân " đẻ ngược" , khiến bà đau ngất, mới đặt tên này. Vì vậy bà rất ghét Ngộ Sinh, còn Đoạn thì đẹp trai, khỏe mạnh khiến bà ngày càng yêu Đoạn hơn. Ngày đêm phu nhân ràng rịt Vũ Công nên truyền ngôi Thế tử cho Đoạn. Trịnh Vũ Công không nghe.
Trịnh Vũ Công qua đời, Ngộ Sinh nối ngôi lấy hiệu là Trịnh Trang Công. Phu nhân bảo Trang Công:
- Nên đem Chế ấp ra phong cho Đoạn!
Trang Công nói:
- Tiên vương có dặn không đem đất ấy phong cho ai cả!
- Vậy thì phong đất Kinh Thành cho Đoạn!
Trang công lặng thinh.
Phu nhân nổi giận nói:
- Nếu thấy khó thì đuổi nó đi đến xứ khác ăn xin!
Trang Công đành phải nghe lời mẹ phong đất Kinh Thành cho Đoạn. Từ đó Đoạn có tên là Kinh Thành Thái Thúc.
Phu nhân nói riêng với Đoạn:
- Con đến đó nên luyện tập binh mã. mẹ ở đây làm nội ứng, chờ dịp thuận tiện mẹ báo tin, con về đánh úp lấy mà làm vua, dẫu mẹ có chết cũng vui.
Trong lúc đó công tử Lã can Trang Công:
- Đoạn từ khi về Kinh Thành ngày nào cũng giả vờ đem binh lính đi săn, thật ra là đi thao luyện. Chúa công nên trị hắn đi!
Trang Công nói:
- Tội của em ta chưa rõ ràng, làm vậy e mẫu thân ta buồn vàg dân chúng sẽ dị nghị về ta.
Lã nói:
- Tôi có cách khiến cho mưu gian của Đoạn phải lộ.
Nói rồi liền thì thầm vào tai Trang Công mấy câu...
Hôm sau Trịnh Trang Công giả vào triều chầu vua để thám thính. Khương thị ( mẹ Trang Công ), liền cho người báo tin cho Đoạn biết. Đoạn sai con là Công Tôn Hoạt Vệ mượn quân, còn phần mình đem quân vào đất Trịnh.
Công tử Lã dò biết được liền đem quân đánh úp đất Kinh Thành. Trịnh Trang Công vào Kinh Thành kể tội Đoạn. Dân chúng ai cũng chê Đoạn bất nghĩa.
Còn Đoạn kéo quân đi giữa đường, nghe tin Kinh Thành có biến, biết mình mắc mưu thâm:
- Mẹ ta hại ta rồi
Nói xong rút gươm tự vận.

LỜI BÀN

Chuyện này đáng lấy làm bài học lớn cho các bậc cha mẹ. Con cùng một nhà mà đứa yêu đứa ghét làm sao tránh được những sự đau lòng phải xẩy ra? Đoạn chết là do Khương phu nhân có ác tâm. Giả sử Đoạn thành công, Trang Công chết,người đời kết luận sao về vụ án này? Có phải phu nhân giết con mình không? Dù Đoạn hay Ngộ Sinh chết, ta đều kết luận là bà Khương thị giết con!
Từ đây về sau những trường hợp tương tự xảy ra nhiều lắm. Trịnh Trang công biết thương mẹ và thương em, nhưng ông ở vào một tình thế khó xử, ta không trách ông được.
Người đời nay khi chia gia tài, ruộng đất cho con cái, hay vấp phải những trường hợp như thế này, nên lấy đó làm kinh nghiệm.

Sưu tầm

4Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Mon Oct 26, 2009 1:40 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

NUỐT ĐỈA

Tương truyền, có lần Sở Huệ Vương thời Xuân Thu ăn dưa muối, thấy một con đĩa. Sợ rằng việc này loan ra thì người đầu bếp sẽ bị tội , ông bèn lẳng lặng nuốt chửng con đĩa. Một lúc sau, ông thấy bụng quặn đau, không ăn cơm được. Khi những đại thần tới thăm, ông mới nói rõ nguyên do.

Sưu tầm

5Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Mon Oct 26, 2009 1:41 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

CHÂM KIM VÀO LƯỠI

Thời Bắc Chu ( 557-581 ) Hạ Đôn bị người ta hãm hại đến chết. Trước khi bị hành hình, ông nói với con trai là Hạ Nhược Bật: Ta phải chết vì nói năng không cẩn thận, con không thể không nhớ bài học này. Nói đoạn, bèn lấy kim đâm vào lưỡi con trai đến chảy máu, nhằm khuyên con trai sau này nói nắng thận trọng.

Sưu tầm

6Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Mon Oct 26, 2009 1:42 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

Nguyên Chẩn trấn Vũ Xương, Chu Phục làm tùng sự. Có lần Chẩn bảo Phục cùng xướng hoạ, Phục gài trâm cầm hốt tới gặp Chẩn nói rằng " Tôi may được cùng đại nhân quen biết nên được cử, thật tình không biết làm thơ ". Chẩn nói " ông chân thật như vậy, còn giỏi hơn người biết làm thơ nhiều lắm ".

Sưu tầm

7Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Mon Oct 26, 2009 1:55 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

CUỘC TRANH LUẬN GIỮA NGƯỜI HAI CHÂN VÀ NGƯỜI MỘT CHÂN

Thân Đồ Gia bị cụt chân cùng với Trịnh Tử Sản là học trò của Bá Hôn Vô Nhân. Tử Sản nói với Thân Đồ Gia:

- Nếu phải ra ngoài, thì hoặc là ông ra, hoặc là tôi ra!

Hôm sau hai người đang ngồi học, Tử Sản hỏi:

- Bây giờ tôi sắp ra ngoài, ông ở lại được không? Hơn nữa, ông nhìn thấy quan đang chấp chính mà sao không tránh mặt, ông ngang hàng với quan chấp chính ư?

Thân Đồ Gia nói:

- Trong các môn đệ của thầy Bá Hôn lại có quan chấp chính sao? Ông cho rằng địa vị ông cao (Tử Sản là Tể tướng của Trịnh), nhưng tôi nghe câu "gương chỉ sáng khi không có bụi bám, người sống lâu với bậc hiền giả thì không phạm lỗi lầm". Hiện tại điều ông đang mong cầu là học đạo đức ở thầy, mà thốt những lời như thế chẳng là lỗi lầm lắm ư?

Tử Sản nói:

- Ông đã ra nông nỗi này (chỉ việc cụt một chân) mà còn muốn tranh thiện với Nghiêu! Hãy xét lại đức hạnh của mình thử, có đủ cảnh tỉnh ta chăng?

Thân Đồ Gia đáp:

- Ngụy trang để che đậy tội lỗi của mình rồi tự cho rằng mình không đáng phạm tội chặt chân, hạng người như thế nhiều lắm! Người không ngụy trang che đậy tội lỗi của mình, thà bị chặt chân, ít lắm! Ý thức được tự nhiên đó chỉ có hạng đạo đức mới làm được. Bước vào ngay làn tên của Hậu Nghệ mà không trúng tên, đó chính là chỗ của mệnh. Người có đủ hai chân cười người không đủ chân, hạng người ấy hằng hà. Việc ông nói với ta như thế ta rất tức giận, nhưng nơi đây là chỗ ở của thầy, nên ta hết giận mà bỏ về. Không biết thầy đã dùng đạo gì mà dạy ta được thế (hết giận). Ta theo học thầy đã mười chín năm, thầy chưa bao giờ thấy ta cụt chân. Hiện nay ta thấy ông lấy tu dưỡng đạo đức giao du với nhau, ông lại chê khinh ta thân thể khuyết tật, chẳng phải là sai sao?

Tử Sản cả thẹn lấp liếm:

- Thôi thôi! ... Ông không cần nói nữa!

Lời Bàn:

Nội dung bài này nói: Thân Đồ Gia là người cụt chân nhưng tâm phúc mãn, còn Tử Sản thân tuy lành lặn nhưng tâm bị khuyết tật.

Theo sử, ta biết Tử Sản tên là Công Tôn Kiều là người liêm khiết thông minh, làm Tể tướng của Trịnh vang danh bốn phương. Sử gia Tư Mã Thiên viết: "Tử Sản làm Tể tướng ở Trịnh dân không thể dối". Nhưng Tử Sản ảnh hưởng học thuyết Chu Công Cơ Đán nên các ông Trang Tử, Liệt Tử có ý bài xích. Tuy vậy cuộc đối thoại giữa Thân Đồ Gia với Tử Sản, ta cứ xem là chuyện có thật để rút nơi đó một bài học kinh nghiệm về phép xử thế.

Tàn tật là một điều không may mắn, người lành lặn không nên chê bai, nếu không có dịp an ủi họ thì cũng đối xử với họ một cách bình thường. Tục ngữ ta có câu: "Bảy mươi chưa què, đừng khoe rằng lành".

Tử sản cùng học chung một thầy với Thân Đồ Gia, sợ hai người cùng đi ra, đi vào thì người ngoài hiểu rằng hai người cùng đẳng cấp với nhau. tử sản sợ mất thể diện. Đã vậy Tử Sản còn giới thiệu mình là quan chấp chính (Tể tướng), nếu quả vậy đó là một sự lố bịch. Thân Đồ Gia nói: "Ngụy trang để che đậy tội lỗi của mình rồi tự cho rằng mình không đáng phạm tội chặt chân, hạng người như thế nhiều lắm".

Nếu cứ vạch lá tìm sâu thì dẫu có thánh nhân cũng không tránh khỏi tội, biết vậy cớ sao cứ hạch sách người ta? Thân Đồ Gia nói: "Ta theo học thầy 19 năm, thầy chưa bao giờ thấy tôi cụt chân". Đây là cây then chốt! Thầy Bá Hôn Vô Nhân là người đã đạt đến cái đức toàn mỹ: Không phân biệt người và ta, không phân biệt cái lớp bì bên ngoài, bởi vậy ông ta không thấy sự khuyết tật của cơ thể. Câu then chốt trên đây, để giải thích câu: " ... ta rất tức nhưng đây là chỗ của thầy, nên ta hết giận mà bỏ về. Không biết thầy lấy đạo gì để dạy ta được thế". Ý của Gia muốn nói, không thèm nhìn cái lỗi của họ mà giận.

Sưu tầm

8Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Mon Oct 26, 2009 2:09 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

CÂU CHUYỆN VỀ VỊ THẦN ĐIỀM ĐẠM

Tích xưa, theo thần thoại Nhật, các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu cử một người làm trọng tài trong cuộc thi chọi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết.

Trong các vị thần, một vị bước ra nói:

"Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào."

Tức thời, một ánh sáng chớp lạnh xương, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ là mình là người bất khả xâm phạm nữa.

Vị thần Bão tố, bước ra nói:

"Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông lặng lẽ..."

Nói vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên... Ban đầu từ từ... kế đó sóng nổi gió tung... Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to... cuồn cuộn ầm ầm... chỉ thấy còn có một vùng nước mênh mông trắng dã... Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt... Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn... hăm he chìm ngập đến cõi trời... Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha... Thần Bão tố vẫy tay một cái: sóng lặn, gió êm... bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát.

Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng lảnh lót cất lên:

"Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức bạo tàn, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái thuật khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục chớ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục".

Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu... thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại... Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên.

Nhưng có một vị thần... thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động.

Vị này không thấy sấm sét mà choá mắt.

Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi.

Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền hảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả.

Vị trọng tài day qua hỏi:

"Ngài có phải bị mù, điếc gì không?"

"Không. Tôi thấy và tôi nghe."

"Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao?"

"Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao."

"Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?"

"Không. Tôi là "Điềm Đạm". Tôi là kẻ huấn luyện cảm giác tôi, tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế trị nó."

Có ích gì lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sấm sét kia phải rụng rời như rũ liệt...

Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai...

Các vị thần, cúi mặt làm thinh.

Vị trọng tài nói tiếp:

"Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này!"

Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điều khiển tình dục của mình.

Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi đặng là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ là người có sức mạnh trên hết.

Bất kỳ là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này đặng. Trái lại, người này đã thấy hết, và đã khéo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các anh em, tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: "Vị thần Điềm Đạm này là chúa tể của chúng ta cả thảy".

Từ đấy đến nay, câu phê phán ấy vẫn không sai giá.

Phải, sự điềm đạm là chúa tể của chúng ta cả thảy. Đạo hạnh con người đi đến đó, là đã tới chỗ cùng cực của nhân cách con người rồi.

Sưu tầm.

9Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Wed Oct 28, 2009 8:37 am

tây cuồng


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

Ngó bộ dạo này Kôn Linh ngâm cứu dữ quá ta, mai mốt tính làm cụ đồ hay sao đó. khi khi Kiểu này mà viết thơ Đường dùng điển tích thì ai mà chịu thấu... :tuctoi: :tuctoi:

10Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Fri Nov 06, 2009 8:41 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

tây cuồng đã viết:Ngó bộ dạo này Kôn Linh ngâm cứu dữ quá ta, mai mốt tính làm cụ đồ hay sao đó. khi khi Kiểu này mà viết thơ Đường dùng điển tích thì ai mà chịu thấu... :tuctoi: :tuctoi:
Đệ rất thích thơ cổ đặc biệt là thơ Đường nên cũng có tìm kiếm đọc được một ít. Đệ đọc cho biết vậy thôi chứ về phần thơ Đường thì rất tệ dám đâu múa rìu qua mắt thợ.
Huynh bận việc hay sao mà dạo này đệ thấy huynh ít lên trang thơ quá, chúc huynh có thật nhiều cảm hứng ở đây.

11Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Sat Nov 07, 2009 12:24 pm

tây cuồng


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

muốn viết với mọi người cho vui, nhưng hay phải đi công tác xa nên ít có net và rảnh chút nào vào quán nhậu ngay, không như anh Tú và Kôn Linh để thơ thẩn được khi , có thơ mình sẽ lên KL ạ. Chúc vui nhé.

12Thuật xử thế của cổ nhân Empty Re: Thuật xử thế của cổ nhân Wed Nov 11, 2009 2:18 pm

Kôn Linh


Bạn Sơ Giao
Bạn Sơ Giao

tây cuồng đã viết:muốn viết với mọi người cho vui, nhưng hay phải đi công tác xa nên ít có net và rảnh chút nào vào quán nhậu ngay, không như anh Tú và Kôn Linh để thơ thẩn được khi , có thơ mình sẽ lên KL ạ. Chúc vui nhé.

Dạo này đệ cũng hơi bận nên ít thơ thẩn hơn. Có thời gian hầu như chỉ đọc tham khảo sách là nhiều.
Khi nào rảnh rỗi huynh lên sinh hoạt cùng mọi người cho vui. Chúc huynh gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết