You are not connected. Please login or register

NHÀ NHO, KHOA CỬ, LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TA

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

NHÀ NHO, KHOA CỬ, LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TA

Nhà nho

A) Thích nghĩa – Nho 儒 nghĩa đen là học giả, Nhà nho là người đã theo Nho học, hiểu đạo lý của thánh hiền đời xưa, có thể dạy bảo người đời cư xử cho phải đạo và nếu được đặc dụng , thì đem tài đức của mình mà giúp dân giúp nước.

B) Địa vị trong xã hội. – Tùy theo cảnh ngội, nhà nho có thể chia làm ba hạng:

1) Hiển nho là những người đã hiển đạt, thi đổ làm quan, giúp vua trị dân, có quyền hành, địa vị cao quí trong xã hội.

2) Ẩn nho là những người tuy có học thức tài trí mà không muốn ra gánh vác việc đời, ẩn náu ở nơi sơn lâm hoặc chốn thôn dã để vui thú an nhàn.

3) Hàn nho là nhữngngười cũng theo Nho học, nhưng không đổ đạt để ra làm quan được, ở nhà theo nghề dạy học, làm thuốc, v.v. để lấy kế sinh nhai.

Nhưng dù cảnh ngộ có khác, các nhà nho đều có một tư cách và một chí hướng chung, đều muốn bồi đắp cho cương thường, giữ gìn lấy chính giáo, hoặc lấy sự nghiệp mà giúp vua giúp dân hoặc lấy phẩm hạnh mà làm mẫu mực cho người đời, hoặc lấy giáo hoá mà tác thành bọn hậu tiến, nên đều được xã hội tôn trọng, dù chẳng được triều định ban cho chức vị, bổng lộc cũng được dân chúng quí mến phục tòng (xem bài đọc thêm số 1).

C) Cách tuyển người làm quan. – Xã hội ta xưa tổ chức theo khuôn phép Nho giáo, nên người cầm quyền trong nước để giúp vua trị dân phải là người trong phái nhà nho, tức là người đã am hiểu đạo lý của Nho giáo. Bởi thế quan trường ở nước ta ngày xưa là do nho phái xuất thân.

Cách lựa chọn các người ra làm quan là khoa cử. Vậy ta phải xét lịch sử và chế độ khoa cử ở nước ta hồi xưa như thế nào.

Lịch sử khoa cử ở nước ta.- Như chương trước đã nói, trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, triều đình chưa kịp tổ chức việc học việc thi, mãi đến đời nhà Lý thì việc khoa cử mới bắt đầu qui định.

(trích chương 8 VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Dương Quảng Hàm)



Được sửa bởi Hàn Phong ngày Mon Mar 16, 2015 12:09 pm; sửa lần 2.

http://thohanphong.blogspot.com/

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

A) Lý (1009-1225)- Năm 1075, vua Lý Nhân tôn mở khoa thi Tam trường 三 場 để kén người minh kinh bác học (rõ nghĩa sách và học rộng): nước ta bắt đầu có khoa cử tự đấy. Song trong triều nhà Lý, khoa cử chưa có thường lệ, cứ khi nào nhà vua cần người thì mở khoa thi: trừ khoa trên. Sử còn chép đến năm khoa nữa mở vào những năm 1086, 1152, 1165, 1185 và 1193.

Năm 1195, vua Lý Cao tôn mở khoa thi Tam giáo 三 教 tức là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo; xem đấy thì đủ biết Phật giáo bấy giờ được coi ngang hàng với Nho giáo.

B) Trần (1225-1400), phụ nhà Hồ (1400-1407) - Đến đời nhà Trần thì khoa cử đã có thường lệ và hai khoa thi chính là thi hương và thi hội, đã đặt ra.

1) Thi hội – Năm 1232, vua Trần Thái tôn mở khoa thì Thái học sinh 太 學 生 (tức sau này là tiến sĩ) và đặt ra tam giáp 三 甲, nghĩa là chia các người đỗ ra làm ba hạng: đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, và đệ tam giáp. Đến năm 1247, ngài lại đặt ra tam khôi 三 魁 (ba người đổ về đệ nhất giáp) là trạng nguyên 狀 元 (trùm đầu), bảng nhỡn 榜 眼 (mắt bảng) và thám hoa 探 花 (thăm hoa). Đến năm 1304, vua Trần Anh tôn đặt thêm tên Hoàng giáp 黃 甲 để gọi người đỗ đầu về đệ nhị giáp. Năm 1374, vua Trần Duệ tôn mở khoa Đình thí 廷 試 (thi ở sân vua) lấy tiến sĩ 進 士 Tên “tiến sĩ” bắt đầu có từ đấy.

NHÀ NHO, KHOA CỬ, LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TA 00110

Nhưng mãi đến năm 1442, đời Lê Thái tôn mới chuyên dùng chữ “tiến sĩ” mà bỏ chữ “thái học sinh”. Năm 1396, vua Trần Thuận tôn qui định lại phép thi, cứ năm trước thi hương, năm sau thi hội 會 試 : tên “thi hội” bắt đầu có từ đấy.

Còn kỳ hạn các khoa thi, thì năm 1246 vua Trần Thái tôn định cứ 7 năm một khoa. Đến năm 1404, Hồ Hán Thương định cứ 3 năm một khoa, nhưng vì nhà Hồ sắp mất ngôi, nên lệ ấy không thực hành được, mãi đến năm 1463 đời Lê Thánh tôn, lệ ấy mới theo.

2) Thi hương.- Năm 1396, vua Trần Thuận tôn đặt ra thi hương lấy cử nhân; thi hương bắt đầu có tự đấy.

3) Thi tam giáo- Đạo Phật về đời nhà Trần vẫn còn thịnh nên năm 127, vua Trần Thái tôn cũng có mở khoa thi tam giáo.

http://thohanphong.blogspot.com/

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

C) Hậu Lê (1428-1527) : phụ nhà Mạc (1527-1592) - Buổi đầu vua Lê Thái tổ chưa kịp lập lại các khoa thi thường lệ, ngài chỉ mở những khoa bất thường; khoa minh kính 明 經 (rõ nghĩa sách) năm 1429, khoa hoành từ  宏 詞 (lời lẽ lớn lao) năm 1431.

Đến năm 1434, vua Lê Thái tôn mới xuống chiếu định điều lệ thi hương, thi hội, hẹn đến năm 1438 thì mở khoa thi hương, năm 1439 thì mở khoa thi hội, rồi cứ ba năm lại mở một khoa. Nhưng thực ra thì khoa thi hội đâù tiên ở triều Lê mãi đến năm 1442 mới mở, mà lệ ba năm một khoa, đến năm 1463 (đời Lê Thánh tôn) mới thực hành được.

1) Thi hội.- Về khoa thi hội năm 1442, các tiến sĩ cũng chia làm tam giáp và cũng lấy tam khôi như lệ nhà Trần. Năm 1448, vua Lê Nhân tôn chia Tiến sĩ là cập đệ 及 第, chánh bảng 正 榜 và phụ bảng 附 榜. Năm 1484, vua Lê Thánh tôn đổi trạng nguyên, bảng nhỡn, thám hoa làm tiến sĩ cập đệ 進 士 及 第, chánh bảng làm tiến sĩ xuất thân 進 士 出 身, phụ bảng là đồng tiến sĩ xuất thân  同 進 士 出 身. Năm 1466, ngài đặt ra lệ xướng danh  唱 名 (gọi tên các người trúng tuyển một cách long trọng) (xem Bài học thêm số 2) và lệ vinh qui  榮 歸 (rước về nguyên quán). Năm 1484, ngài lại định khắc bia tiến sĩ; tên các ông tiến sĩ mỗi khoa đều khắc trên một tấm bia đá dựng ở Văn miếu Hà nội (hiện hãy còn). Ngài sai khắc tên các tiến sĩ tự khoa 1442 là khoa đầu tiên trở xuống.

2) Thi Hương.- Năm 1462, vua Lê Thánh tôn chia các người đổ thi hương làm hương cống  鄉 貢 (tức là cử nhân trước) và sinh đồ 生 徒 hai tên “hương cống và “sinh đồ” bắt đầu từ đấy.

Nhà Mạc, sau khi tiếm ngôi nhà Lê, cũng theo phép thi cũ của nhà Lê, cứ ba năm mở một khoa như trước .


D) Lê Trung hưng (1533-1789)- Sau khi nhà Lê trung hưng, mãi đến năm 1554, vua Lê Trung Tôn mới mở khoa thi. Buổi đầu thỉnh thoảng mở một chế khoa 制 科. Rồi đến năm 1590, lại mở thi Hội; từ đó về sau, lại theo lệ ba năm một khoa như đời Tiền Lê. Nhưng cách thi cử còn sơ lược; đến năm 1664 đời vua Lê Huyền tôn, Trịnh Tạc mới định lại qui thức thi Hội. Còn thi Hương thì đến năm 1678, đời Lê Hi tôn, mới định lại điêù lệ rõ ràng.

Trừ các khoa thi Hương, thi Hội, trong đời Lê Trung hưng lại mở những khoa thi bất thường; khoa Sĩ vọng 士 望, khoa Đông các 東 閣, khoa Hoành từ 宏 詞 và khoa Tuyển cử 選 舉.

Nhưng sự thi cử đời bấy giờ không được nghiêm như đời Tiền Lê. Như năm 1750 đời Lê Hiển tôn, vì nhà nước thiếu tiền đặt ra lệ thu tiền thông kinh 通 經: hễ ai nộp ba quan thì được đi thi Hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng được nộp quyển vào thi ; rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài, kẻ thực học mười người không được một .

http://thohanphong.blogspot.com/

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết