You are not connected. Please login or register

Người viết “Tây Sơn bi hùng truyện”

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt

TPCN - Sự nghiệp của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc Việt Nam tuy ngắn ngủi nhưng quả là đầy những sự kiện oai hùng, bi tráng. Khởi nghiệp năm Tân Mão (1771) và kết thúc vào năm Nhâm Tuất (1802).

Người viết “Tây Sơn bi hùng truyện” %3Cimg%20src=

Trải ba đời vua : Thái Đức (1778 – 1793), Quang Trung (1788 – 1792) và Cảnh Thịnh (1792-1802), nhà Tây Sơn tung hoành dọc ngang đất nước, đập tan 3 tập đoàn phong kiến cát cứ lâu đời Lê - Trịnh - Nguyễn, quét sạch 2 kẻ thù xâm lược Mãn Thanh, Xiêm La, thống nhất non sông.

Nhưng cuối cùng thì cả cơ đồ sự nghiệp cũng nhanh chóng sụp đổ. Từ gia đình, dòng họ nhà mình đến các tướng lĩnh và những gì liên quan đến Tây Sơn đều bị trả thù tàn bạo, bị quét sạch không còn dấu vết.

Một triều đại bi hùng như vậy nhưng nào đã được phản ánh bao nhiêu trong nền văn học nước nhà. Người ta chỉ thấy lác đác, lèo tèo một số sách, chủ yếu là tư liệu lịch sử có tính chất chấm phá, sử liệu nhiều hơn văn chương của các nhà nho, nhà sử học thế kỷ XIX.

Gần đây có bộ tiểu thuyết lịch sử 4 tập “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác, một người con dân của Bình Định hiện sinh sống tại Mỹ, cũng đã là một cố gắng lớn của hậu thế.

Vậy mà, quý II-2006, trên thị trường sách văn học xuất hiện một bộ tiểu thuyết 2 tập dày 1.200 trang in khổ 14,5 x 20,5cm với co chữ rất nhỏ. Bộ tiểu thuyết mang tên “Tây Sơn bi hùng truyện”, viết theo lối văn chương hồi như một số tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc, do NXB Văn hóa Thông tin liên kết với Cty Tiền phong xuất bản.

Tác giả của bộ tiểu thuyết này còn khá trẻ và rất lạ lẫm đối với làng văn, vì anh chưa xuất hiện bao giờ. Đó là Lê Đình Danh, năm nay Danh ở tuổi 43. Anh sinh 1963 tại TP Quy Nhơn. Anh cũng chưa học hết văn hóa bậc phổ thông trung học và làm công việc kinh doanh cho một công ty tư nhân nho nhỏ, chẳng liên quan gì đến việc viết lách.

Có sự tình cờ thú vị hay một cơ duyên mà hồi còn đi học, Lê Đình Danh rất ham mê môn lịch sử nước nhà, nhất là lịch sử về phong trào Tây Sơn. Gặp tài liệu nào viết về Tây Sơn là Danh đọc ngấu nghiến và đọc đi đọc lại gần như thuộc lòng.

Bỏ học sớm do hoàn cảnh gia đình, Danh lăn vào đời kiếm sống ở nhiều vùng đất, bằng đủ thứ nghề lao động chân tay. Đến địa danh nào có liên quan đến Tây Sơn là anh cất công tìm hiểu, nghiên cứu.

Gần mười năm kiếm sống ở Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, Lê Đình Danh có dịp đến sông Tiền, quan sát tìm hiểu nơi diễn ra trận Rạch Gầm – Xoài Mút quân Tây Sơn đánh bại quân Xiêm, hỏi han cẩn thận. Anh cũng chỉ say mê tìm hiểu, nắm bắt vậy chứ chưa có ý thức, quyết định viết lách gì.

Nguoi viet Tay Son bi hung truyen
“Nhà tiểu thuyết lịch sử” Lê Đình Danh
Năm 1999, nghe và đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng, Danh thấy học sinh phổ thông bây giờ hiểu biết lịch sử nước nhà kém quá. Các em hiểu lịch sử Trung Quốc hơn cả lịch sử Việt Nam qua các bộ “Tam Quốc Chí”, “Thủy Hử”, “Tây Du ký”, “Thuyết Đường”…

Lỗi ấy đâu phải của các em mà do nhà trường dạy dỗ, do các nhà soạn sách giáo khoa, các nhà văn không viết được sách lịch sử hay, hấp dẫn cho các em đọc.


Người viết “Tây Sơn bi hùng truyện” 70061423-70894sm
“Nhà tiểu thuyết lịch sử” Lê Đình Danh

Quá trình dựng nước, giữ nước của ông cha ta thật oai hùng, kỳ vĩ mà sách sử hay quả là có ít, nhất là sách về phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Vốn sẵn có tư liệu cóp nhặt trong đầu cùng 3 cuốn sử liệu “Việt Nam sử lược”, “Hoàng Lê nhất thống chí” và “Nước non Bình Định” trong tay, Lê Đình Danh quyết tâm viết tiểu thuyết lịch sử về nhà Tây Sơn.

Tuy nhiên, “cơm áo không đùa với khách văn”, Lê Đình Danh hàng ngày phải bươn chải kiếm cơm cho cả nhà gồm mẹ già, vợ yếu và 2 con nhỏ, nên anh không thể dành thời gian, tâm trí cho việc viết lách.

Sắp sẵn đề cương, bố cục trong đầu, khi đi làm là Danh mang theo cuốn vở, vừa lao động vừa nghĩ, “nháp” luôn trong óc, đến lúc giải lao hay nghỉ trưa là anh cắm cúi chép vào vở. Ban đêm hay ngày nghỉ ở nhà, anh lại tìm xó xỉnh ngồi viết.

Nhà anh chật hẹp, đến thằng con học lớp 1 lớp 2 còn không có bàn ghế, góc học tập nữa là bố ngồi viết tiểu thuyết vớ vẩn! Theo ô tô đi xa tải hàng, giao hàng, Danh cũng tranh thủ viết mọi lúc, kể cả trên xe tải, trong kho hàng. Viết đâu anh lại đưa nhờ mấy cô em đánh máy giúp.

Được vài trăm trang, nghe tin ông Nguyễn Mộng Giác vừa in xong “Sông Côn mùa lũ”. Thế là Lê Đình Danh ngừng viết, tìm đọc trọn bộ 4 tập để xem ông Giác viết thế nào, có trùng với cách viết của mình không.

Nhà thơ Nguyễn Văn Chương

http://thohanphong.blogspot.com/

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết