You are not connected. Please login or register

Quách Tấn - Thân Thế Và Sự Nghiệp

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Hàn Phong

Hàn Phong
Bạn Chí Cốt
Bạn Chí Cốt


Quách Tấn - Thân Thế Và Sự Nghiệp


Thân Thế


Quách Tấn, tự Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, tiểu hiệu Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn. Sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức 4-1-1910 nhưng ghi trong giấy khai sinh 01-1-1910 cho dễ nhớ). Tại thôn Truờng Định, huyện Bình Khê tỉnh Bình Định (tức xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định hiện nay). Thường trú tại số nhà 12 đường Bến Chợ Nha Trang. Mất tại Nha Trang ngày 28-11 năm Nhâm Thìn (tức ngày 21-12-1992).

Thân phụ là Quách Phương Xuân, thông chữ Pháp, thân mẫu là Trần Thị Hào giỏi chữ Hán. Anh em gồm 10 người nhưng chỉ còn sống có 3: Quách Tấn, Quách Tạo và Quách Thị Mộng Lan. Vợ con: Quách Tấn cưới vợ năm 1929, tên là Nguyễn Thị Nhiếp hiệu Thanh Tâm người ở thôn Phú Phong, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, sanh được 12 con, sống đến lớn được 8. Hiện nay còn 6 (hai nam bốn nữ). Mất tại Nha Trang ngày 28-11 năm Nhâm Thìn (tức ngày 21-12-1992).

Lúc nhỏ Quách Tấn học chữ Hán, đến 12 tuổi mới bắt đầu học quốc ngữ và Pháp ngữ. Học tại trường Pháp Việt Quy Nhơn (nay là Quốc học Quy Nhơn). đậu bằng cao đẳng tiểu học (primaire Supérieur) năm 1929. Vì lúc ấy cha mẹ đã qua đời nên Quách Tấn phải xin đi làm việc để nuôi hai em.

- Năm 1930 được bổ làm phán sự Tòa sứ tại tòa khâm sứ Huế, rồi đổi lên tòa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt.
- Năm 1935 đổi xuống tòa sứ Nha Trang.
- Năm 1945 tản cư về Bình Định tham gia kháng chiến chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện Bình Khê (1945-1949).
- Năm 1949 mở trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh huyện Bình Khê (1949-1951).
- Năm 1951 được trưng dụng dạy trường Trung học An Nhơn rồi trường Trung học Bình Khê (1951-1953)
- Năm 1954 hồi cư về Nha Trang được tái bổ vào ngạch thư ký hành chánh. Đã làm tại tòa hành chánh Quy Nhơn (1955-1957), Sở Du lịch Huế (1957-1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958-1963), tại Tòa hành chánh Nha Trang (1963-1965).
- Năm 1965 về hưu trí và ở nhà viết văn làm thơ.
- Năm 1987 bị hỏng mắt.
- Năm 1992 lúc 7 giờ 10 phút ngày 21-12 vĩnh viễn đi vào cõi trời thơ mộng.


Sự nghiệp văn chương

[size=14]Quách Tấn, tập làm thơ văn từ năm 1929 lúc học lớp đệ nhất niên cấp trung học trường Quy Nhơn. Thầy dạy là giáo sư Hà Văn Bính, sách học là cuốn "Quốc văn trích diễm" của Dương Quảng Hàm. Lúc ra trường (1929) Quách Tấn đã thạo các thể thơ Đường luật và các thể thơ Việt Nam. Nhưng mãi đến năm 1932 nhờ Tản Đà tiên sinh dìu dắt và Sào Nam tiên sinh nâng đỡ mới chính thức bước vào làng văn thơ.

Tác phẩm thường đăng ở: An Nam tạp chí (Hà Nội), Phụ nữ tân văn (Sài Gòn) và Tiếng Dân (Huế). Quách Tấn làm thơ chuyên về thể thơ Đường luật. Văn viết chuyên về những đề tài có liên hệ đến quê hương, dân tộc hoặc thiên về cổ tích thiên nhiên. Trong thời gian ấy Quách Tấn kết bạn cùng Hàn Mặc Tử. Nhờ có thầy, có bạn nên việc sáng tác ngày một thêm tiến bộ. Thời bấy giờ phong trào thơ mới nổi lên đả phá thơ Đường luật (tục gọi là thơ cũ) một cách hết sức kịch liệt. Nhưng Quách Tấn vẫn ung dung làm thơ Đường luật.

- Năm 1939 xuất bản tập thơ đầu tiên: "Một tấm lòng" (Tản Đà tiên sinh đề tựa, Hàn Mặc Tử đề bạt).
- Năm 1941 "Mùa cổ điển" ra đời do nhà thơ mới Chế Lan Viên đề tựa. Trong cuốn thi nhân Việt Nam Hoài Thanh và Hoài Chân đã cho rằng: Mùa Cổ Điển, một tập thơ cũ đã khép lại một thời đại trong thi ca Việt Nam.
- Năm 1942 tập văn xuôi "Trăng ma lầu Việt" ra đời. Tập này viết phỏng theo tập "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ đời Lê. Tiếp theo là tập "Duyên tiên" viết phỏng theo tập "Truyền kỳ tân phổ" của bà Đoàn Thị Điểm được hoàn tất.
- Từ năm 1945 đến 1954 do ảnh hưởng thời cuộc nên việc sáng tác không được đều đặn. Tập "Vui với trẻ em" được sáng tác trong mấy năm này (xuất bản năm 1994).
- Từ năm 1955 đến 1975, Quách Tấn sáng tác đều đặn hơn các thời kỳ trước.
- Năm 1958 đến 1960 xuất bản 4 tập "Nghìn lẻ một đêm". Năm 1960 tập thơ "Mùa cổ điển" được tái bản có thêm 30 bài Đường luật sáng tác từ năm 1945 đến 1955.
- Năm 1965 xuất bản tập thơ "Đọng bóng chiều" gồm 108 bài thất ngôn tuyệt cú (thơ bảy chữ bốn câu) trong bản thảo tập thơ này có tên "Lá Mã Tiền".
- Năm 1966 xuất bản tập "Mộng Ngân Sơn" gồm 135 bài ngũ ngôn tứ tuyệt (thơ 5 chữ 4 câu).
- Năm 1968 xuất bản tập địa phương chí "Nước non Bình Định".
- Năm 1969 tập "Xứ Trầm Hương" địa phương chí tỉnh Khánh Hòa ra đời.
- Năm 1971 tập chuyện ký trích trong tập hồi ký "Bóng ngày qua" của Quách Tấn được xuất bản: Đời Bích Khê.
- Năm 1973 "Giọt Trăng" tập thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thứ hai gồm 60 bài (trích trong số 100 bài ở bản thảo) được nhà xuất bản Rừng Trúc (Paris) xuất bản. Cùng năm này Quách Tấn lại cho xuất bản một tập thơ dịch "Tố Như thi trích dịch" (thơ chữ Hán của Nguyễn Du).
- Năm 1988 cùng một năm ra đời ba tập văn xuôi" Nhà Tây Sơn" (viết cùng với Quách Giao), "Họ Nguyễn thôn Vân Sơn" và "Đôi nét về Hàn Mặc Tử" (hồi ký).
- Năm 1992 tập "Xứ trầm hương" được tái bản.
- Năm 1994 4 tập "Nghìn lẻ một đêm" được tái bản.
Ngoài những tập thơ văn đã ra đời, Quách Tấn đã hoàn tất nhưng chưa xuất bản

[i]theo: Thư Viện Quách Tấn

http://thohanphong.blogspot.com/

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết